Cách kể một câu chuyện ngắn (không quá 100 từ) theo đề tài gợi ý

Viết một câu chuyện ngắn (không quá 100 từ) theo gợi ý từ đề bài là một trong những lựa chọn của phần thi viết cấp độ B1 (PET). Với không ít người, đây là phần khó hơn so với lựa chọn viết email.

1. Bạn phải làm gì?

Với phần thi viết, bạn có thể được yêu cầu viết một câu chuyện trong khoảng 100 từ. Đề bài cũng đưa ra tiêu đề hoặc câu đầu tiên/câu cuối cùng của câu chuyện và bạn sẽ phải viết dựa trên nội dung của gợi ý này.

Tại sao lại có gợi ý cho trước này? Nếu họ yêu cầu bạn chỉ đơn giản là viết một câu chuyện, bạn có thể ghi nhớ một câu chuyện ở nhà và chỉ cần viết nó ra trong bài kiểm tra. Điều đó có thể không công bằng.

Nhưng tin tốt về nếu bạn chọn viết một câu chuyện chứ không phải bức thư/email, bạn có thể viết một cách tự do và thoả sức sáng tạo hơn.

Ví dụ:

Cách kể một câu chuyện ngắn (không quá 100 từ) theo đề tài gợi ý

2. Một câu chuyện - story - là gì?

Theo OxfordDictionaries.com, một câu chuyện là việc tường thuật về những người/sự kện có thật hoặc được dựng nên nhờ trí tưởng tượng nhằm mục đích giải trí. Vì lý do này, bạn có nhiều tự do hơn khi viết, và có thể thoải mái sáng tạo nên hầu hết câu chuyện. Nhưng giống như mọi loại văn bản khác, một câu chuyện phải tuân theo cấu trúc cụ thể, có ý nghĩa với người đọc.

3. Cấu trúc của một câu chuyện

Một câu chuyện nhìn chung có thể được chia thành các phần sau:

Ví dụ:

Cách kể một câu chuyện ngắn (không quá 100 từ) theo đề tài gợi ý

Trong ví dụ trên, bạn có thể thấy các phần khác nhau của một câu chuyện được xác định rất rõ. Giống email/thư, câu chuyện của bạn nên hấp dẫn không chỉ từ nội dung. Vì thế, hãy:

4. Các cách diễn đạt dùng trong câu chuyện của bạn

Mặc dù từ vựng được sử dụng trong câu chuyện sẽ thay đổi hoàn toàn, tùy thuộc vào chủ đề, có một số cách diễn đạt mà bạn có thể sử dụng khá thường xuyên nếu bạn ghi nhớ chúng trước đó.

4.1. Bắt đầu một câu chuyện

Khi bạn bắt đầu một câu chuyện, nếu câu đầu tiên được đưa ra cho bạn, bạn có thể sử dụng các cụm từ như sau:

Lưu ý: Đây chỉ là một số ví dụ đơn giản mà bạn có thể sử dụng, vì không có cách nào đúng hay sai để bắt đầu một câu chuyện. Đó là vẻ đẹp của viết truyện! 

4.2. Cụm từ thời gian

Một trong những khác biệt lớn giữa việc viết một lá thư, bài luận, bài báo, v.v. và viết một câu chuyện là cần phải chú ý cẩn thận về thời gian mà câu chuyện phát triển. Để xác định thứ tự của các sự kiện trong câu chuyện, chúng ta phải sử dụng các cụm từ thời gian.

Lưu ý: Điều cần thiết là sử dụng các cụm từ trên đúng cách. Nếu không, diễn tiến câu chuyện của bạn sẽ bị rối.

4.3. Tạo sự hồi hộp

Khi viết một câu chuyện, mục đích không phải là để thông báo hoặc truyền đạt thông tin mà là để giải trí cho người đọc. Vì lý do này, một câu chuyện, thậm chí là một câu chuyện cho phần thi viết, vẫn nên thể hiện rõ mục đích này. Một cách thú vị để giải trí là tạo sự hồi hộp, điều mà chúng ta có thể làm bằng cách sử dụng một số cách diễn đạt sau:

4.4. Câu trực tiếp

Trong mỗi câu chuyện đều có các nhân vật và họ thường tương tác với nhau. Vì vậy sẽ rất tốt nếu bạn biết cách sử dụng lời nói trực tiếp, nghĩa là tái tạo những từ mà các nhân vật thực sự nói hoặc nghĩ. Một mẹo nhỏ là cách chấm câu và các động từ để giới thiệu lời nói. Ngoài "ask", bạn hãy vận dụng linh hoạt các động từ khác (shout; scream...).

Ví dụ:

4.5. Kết thúc câu chuyện

Đoạn này là phần giải quyết xung đột nên được tách ra khỏi phần còn lại. Có thể dùng một trong các cách diễn đạt sau:

Lưu ý: Một lần nữa, đây chỉ là một vài ví dụ. Không có cách nào đúng hay sai để kết thúc một câu chuyện, miễn là nó có ý nghĩa với phần còn lại của văn bản.

4.6. Thì của động từ

Các câu chuyện thường diễn ra trong quá khứ. Do đó, 3 thì quá khứ chính bạn nên thực sự cố gắng sử dụng là:

Ví dụ:

Lưu ý: Tránh chỉ dùng thì quá khứ đơn và kể lần lượt các sự kiện, như: I woke up and got out of bed. Then I went to the kitchen and made some coffee. (Tôi thức dậy và ra khỏi giường. Sau đó tôi đi vào bếp và pha cà phê).

Làm như vậy không sai, nhưng nó không đủ hay cho một câu chuyện.

Chương trình ôn luyện có dạng bài viết câu chuyện ngắn

Như đã giới thiệu ở trên, viết một câu chuyện ngắn (không quá 100 từ) theo gợi ý từ đề bài là một trong những lựa chọn của phần thi viết cấp độ B1 (PET).

Luyện PET Writing trên TAK12

[%Included.TAK12%]

Tại TAK12, các em học sinh có thể dễ dàng tự học nâng cao các phần ngữ pháp - grammar, đọc hiểu và từ vựng  - reading and vocabulary, sử dụng gói luyện thi cơ bản miễn phí hoặc gói luyện thi nâng cao có phí (PRO). Để bắt đầu, hãy dành 1 giây để đăng kí một tài khoản (miễn phí) trên TAK12, rồi vào chuyên mục Tự học nâng cao để làm thử các đề Free.