Bên cạnh một số trường chủ yếu dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, có những trường đã quyết định tổ chức kỳ thi riêng. TAK12 gửi tới các thí sinh danh sách trường đại học tuyển sinh bằng bài thi đánh giá năng lực, kèm bộ đề mẫu tương ứng.
Ngày 21/11/2024, Trường ĐHSP Hà Nội ban hành Thông báo số 1899/TB-ĐHSPHN về Kỳ thi SPT - Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực của Trường ĐHSP Hà Nội năm 2025. Theo đó, kế hoạch tổ chức Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực - Kỳ thi SPT năm 2025 như sau:
Thí sinh là học sinh lớp 12 THPT hoặc đã tốt nghiệp THPT (hoặc tương đương), có nhu cầu tham gia thi đánh giá năng lực để sử dụng kết quả trong xét tuyển đại học.
Kết quả thi SPT chỉ có giá trị sử dụng xét tuyển đại học hệ chính quy trong năm tuyển sinh 2025.
Thí sinh được đăng ký thi các môn: Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và sử dụng kết quả thi để đăng kí xét tuyển vào các ngành đào tạo đại học chính quy theo yêu cầu của mỗi trường đại học.
Lưu ý: Từ năm 2026, dự kiến kỳ thi SPT sẽ bổ sung các môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ.
Nội dung các bài thi tương ứng với nội dung các môn học, môn thi cấp THPT; phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và định hướng dạy học, kiểm tra đánh giá của Bộ GDĐT. Đề thi kết hợp các dạng câu hỏi trắc nghiệm và tự luận với tỉ lệ điểm phù hợp theo cấu trúc từng bài thi; đánh giá mức độ thông hiểu kiến thức cốt lõi và năng lực lập luận, phân tích, đánh giá, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Thời gian thi: Ngày 17-18/5/2025 (thứ Bảy và Chủ nhật)
- Địa điểm thi: Thí sinh có thể đăng ký dự thi tại một trong bốn điểm thi sau:
Địa điểm thi |
Địa chỉ |
Điểm thi Trường ĐHSP Hà Nội |
136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội |
Điểm thi Trường ĐH Vinh |
182 Lê Duẩn, Vinh, Nghệ An |
Điểm thi Trường ĐH Quy Nhơn |
170 An Dương Vương, Quy Nhơn, Bình Định |
Điểm thi Trường ĐHSP – ĐH Đà Nẵng |
459 Tôn Đức Thắng, Liên Chiểu, Đà Nẵng |
- Lệ phí thi: 250.000đ/ 01 môn thi
- Thời gian đăng ký dự thi: từ 15/3 đến 15/4/2025
- Công bố điểm thi SPT: trước ngày 15/6/2025
Năm học 2023-2024, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức 8 đợt thi ĐGNL tại Hà Nội, Hưng Yên, Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An. Cả 8 đợt thi đều được tổ chức vào cuối tuần, từ ngày 10-3 đến ngày 4-6, nhằm thuận tiện cho thí sinh di chuyển.
Thí sinh bắt đầu đăng ký từ ngày 6-2 cho các đợt thi tháng 3, 4; và đến ngày 18-3 đăng ký cho các đợt tháng 5, 6. Kỳ thi dự kiến sẽ thu hút 86.000 lượt thí sinh, trong đó 2 đợt thi vào giữa và cuối tháng 5 đông nhất, mỗi đợt khoảng 15.000 thí sinh. Năm nay, ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ giới hạn số lượt đăng ký thi của thí sinh. Mỗi thí sinh được thi tối đa 2 lần, cách nhau ít nhất 28 ngày. Việc này xuất phát từ thực tế hơn 20.000 thí sinh dự thi trên 2 lần trong năm 2022, nhưng điểm không đổi, gây lãng phí và ảnh hưởng đến các thí sinh khác.
Bài thi ĐGNL sẽ được tổ chức theo hình thức trắc nghiệm, gồm 3 phần: Toán; Văn học - Ngôn ngữ; Khoa học tự nhiên - xã hội, mỗi phần 50 câu hỏi.
Về thời gian làm bài, riêng Toán diễn ra trong 75 phút, các phần còn lại 60 phút. Thí sinh sẽ thi trên máy tính và nhận giấy chứng nhận kết quả sau 14 ngày.
Lệ phí thi là 500.000 đồng/đợt thi/thí sinh, tăng 200.000 đồng so với năm ngoái.
>> Danh sách các trường đại học năm 2022 tuyển sinh bằng kết quả thi đánh giá năng lực của ĐH QG HN
Ôn thi ĐGNL ĐH QG HN môn Tiếng Anh
Trong năm học 2023-2024, bài học đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa có 4 sự thay đổi.
1. Bài thi tư duy diễn ra trong 150 phút, ít hơn 120 phút so với cấu trúc cũ. Trong đó, mỗi phần Tư duy Toán học và Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề có thời lượng 60 phút, còn Tư duy Đọc hiểu 30 phút.
Phần thi | Hình thức | Thời lượng (phút) | Điểm |
Tư duy Toán học | Trắc nghiệm | 60 | 40 |
Tư duy Đọc hiểu | Trắc nghiệm | 30 | 20 |
Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề | Trắc nghiệm | 60 | 40 |
Tổng | 150 | 100 |
2. Câu hỏi của cả ba phần thi được thiết kế theo hình thức trắc nghiệm, tổng điểm 100. Năm ngoái, bài thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội kết hợp cả trắc nghiệm và tự luận.
3. Cấu trúc đề thi đánh giá tư duy mới không còn bài tổ hợp khoa học Tự nhiên (Lý, Hóa, Sinh) và tiếng Anh. Phần thi Toán học và Tư duy Đọc hiểu như năm trước.
4. Thay vì diễn ra cả ngày và thi trên giấy như các năm trước, kỳ thi đánh giá tư duy 2023 được tổ chức trên máy tính trong một buổi. Đại học Bách khoa Hà Nội có thể tổ chức nhiều đợt, địa điểm thi khác nhau và thí sinh không bị giới hạn số lần thi. Sau khi hoàn thành bài thi, các em được cấp giấy chứng nhận có giá trị trong hai năm, được đăng ký xét tuyển vào bất cứ đại học nào sử dụng kết quả của kỳ thi.
Một số thông tin đáng chú ý khác:
Phần 1. Sử dụng ngôn ngữ (40 câu)
1.1. Tiếng Việt (20 câu)
Đánh giá năng lực đọc hiểu văn bản và sử dụng tiếng Việt, và khả năng cảm thụ, phân tích các tác phẩm văn học.
Nội dung đánh giá |
Mô tả |
Hiểu biết văn học |
Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức văn học cơ bản như: phong cách sáng tác của các tác giả tiêu biểu, nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm; vai trò của tác giả, tác phẩm đối với lịch sử văn học. |
Sử dụng tiếng Việt |
Đánh giá khả năng nhận biết vấn đề về sử dụng tiếng Việt như: xác định những từ viết không đúng quy tắc chính tả, những từ sử dụng sai, những câu mắc lỗi ngữ pháp diễn đạt; nhận biết cấu tạo từ, các biện pháp tu từ, các vấn đề thuộc về ngữ pháp câu, các thành phần trong câu, phép liên kết câu,… |
Đọc hiểu văn bản |
Đánh giá khả năng phân loại đặc trưng phong cách (phong cách thể loại, phong cách tác giả, phong cách chức năng ngôn ngữ, …), xác định ý nghĩa của từ/câu trong văn bản, cách tổ chức văn bản, các thủ pháp nghệ thuật được sử dụng, nội dung và tư tưởng của văn bản. |
1.2. Tiếng Anh (20 câu)
Đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh tổng quát ở cấp độ A2-B1 theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, thông qua các nội dung: lựa chọn cấu trúc câu, nhận diện lỗi sai, đọc hiểu câu, đọc hiểu đoạn văn.
Nội dung đánh giá | Mô tả |
Lựa chọn cấu trúc câu | Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các cấu trúc câu thông qua việc yêu cầu thí sinh chọn từ/cụm từ có cấu trúc phù hợp để điền vào khoảng trống. |
Nhận diện lỗi sai | Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức ngữ pháp và áp dụng để giải quyết vấn đề thông qua việc nhận diện lỗi sai trong những phần được gạch chân. |
Đọc hiểu câu | Đánh giá khả năng đọc hiểu câu và khả năng áp dụng kiến thức ngữ pháp đã học thông qua việc chọn câu có nghĩa gần nhất với câu đã cho. |
Đọc hiểu đoạn văn | Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng kiến thức ngữ pháp cũng như kỹ năng đọc lướt để lấy thông tin (skimming) và đọc kỹ để tìm chi tiết (scanning), cụ thể: đọc lướt để trả lời câu hỏi lấy ý chính (main idea), đọc kỹ để trả lời các câu hỏi tham chiếu (reference), câu hỏi chi tiết (detail), câu hỏi từ vựng (vocabulary), câu hỏi suy luận (inference). |
Phần 2. Toán học, tư duy logic và phân tích số liệu (30 câu)
Đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức toán học; khả năng tư duy logic; khả năng diễn giải, so sánh phân tích số liệu.
Nội dung đánh giá | Mô tả |
Toán học | Đánh giá khả năng hiểu và áp dụng các kiến thức toán học trong chương trình giáo khoa trung học phổ thông thuộc các nội dung: ứng dụng của đạo hàm để khảo sát hàm số, số phức, hình học thuần túy, hình học tọa độ, tích phân và ứng dụng của tích phân, tổ hợp và xác suất, hàm số mũ và hàm số logarit, giải toán bằng cách lập hệ phương trình, giải hệ phương trình nghiệm nguyên. |
Tư duy logic | Đánh giá khả năng suy luận logic thông qua các hình thức logic đơn lẻ và nhóm logic tình huống. Dựa vào các thông tin được cung cấp trong mỗi tình huống logic cùng với kỹ năng suy luận và phân tích, thí sinh tìm phương án khả thi cho các giả định được đưa ra. |
Phân tích số liệu | Đánh giá khả năng đọc và phân tích số liệu thực tế thông qua các sơ đồ và các bảng số liệu. Các sơ đồ và bảng biểu xuất hiện trong đề thi gồm: biểu đồ tròn, biểu đồ Venn, biểu đồ cột, biểu đồ đường, biểu đồ dạng bảng số liệu. |
Phần 3. Giải quyết vấn đề (50 câu)
Đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản và áp dụng để giải quyết các vấn đề cụ thể thuộc năm lĩnh vực, gồm ba lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lý, sinh học) và hai lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử).
Nội dung đánh giá | Mô tả |
Lĩnh vực khoa học tự nhiên (hóa học, vật lí, sinh học) |
Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu các kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến ba lĩnh vực khoa học tự nhiên: hóa học, vật lý, sinh học. Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về hóa học, vật lí, sinh học thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc và kiến thức đã học; đánh giá khả năng áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan. |
Lĩnh vực khoa học xã hội (địa lí, lịch sử) | Các câu hỏi đơn lẻ đánh giá khả năng hiểu kiến thức giáo khoa cơ bản liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội: địa lý, lịch sử. Các nhóm câu hỏi tình huống đánh giá khả năng đọc, tư duy, suy luận logic về địa lý, lịch sử thông qua dữ kiện được cung cấp trong các bài đọc, kiến thức đã học hoặc kiến thức thực tế; năng lực áp dụng các kiến thức phổ thông để giải quyết các vấn đề liên quan. |
>> Bài thi mẫu cho kỳ thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP HCM năm 2023
2.1. Ngày thi, địa điểm thi
2.2. Các mốc thời gian chính
Ôn thi ĐGNL ĐH QG TP. HCM - Môn Tiếng Anh
Kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt của trường Đại học Sư phạm TP HCM được tổ chức trong khoảng 3 ngày, gồm 6 bài thi: Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, tiếng Anh. Thí sinh có thể đăng ký một hoặc nhiều bài thi, tùy vào nhu cầu và tổ hợp xét tuyển. Thí sinh làm bài thi trên máy tính tại các điểm thi do trường quy định.
Năm 2023, trường tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt 2 đợt. Một đợt vào tháng 4 và một đợt vào tháng 6. Năm nay, trường cũng sẽ tăng chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi đánh giá năng lực chuyên biệt lên tối đa 40% tổng chỉ tiêu. Như vậy so với năm ngoái, chỉ tiêu xét tuyển từ kỳ thi này tăng gấp đôi.
Năm 2022, kỳ thi đánh giá năng lực của trường Đại học Sư phạm TP HCM có khoảng 2.000 thí sinh tham gia. Điểm trúng tuyển của phương thức xét kết hợp điểm học bạ THPT và điểm thi đánh giá năng lực từ 19,58 đến 28,04 điểm.
Thông tin chi tiết về kỳ thi ĐGNL của Trường ĐH Sư phạm HCM năm 2023 đang được cập nhật...
TAK12 cập nhật các bộ đề thi mẫu các bài thi đánh giá năng lực của các trường ĐH trên nhằm giúp thí sinh làm quen với cấu trúc bài thi và có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi vô cùng quan trọng này.
>> Tổng hợp đề minh họa mới nhất của các trường Đại học tổ chức kì thi Đánh giá năng lực
[%Included.TAK12%]
[%Included.Included.DGNL%]