Cách dùng liên từ trong tiếng Anh

Liên từ giúp lời văn thêm uyển chuyển, giúp các ý được kết nối, logic. Khi ôn thi THPT quốc gia, liên từ là một chuyên đề quan trọng các em cần nắm vững để hiểu mạch các bài đọc và để tự tin chinh phục dạng bài viết lại/nối câu (chọn câu nghĩa tương đương hoặc chọn cách kết hợp hai câu đã cho). TAK12 tổng hợp lại dưới đây những kiến thức cơ bản cần biết về liên từ.

1. Liên từ là gì?

Liên từ (Conjunctions) là những từ dùng để nối các từ, các cụm từ, các mệnh đề, các câu với nhau. Nếu không có liên từ, ta không thể kết nối các từ, các ý để biểu đạt nội dung cho liền mạch và ăn khớp.


Ex:

  • He loves to play basketball, and he also enjoys soccer.
  • I am not good at English, Math or Literature.

[%Included.Dangky%]

2. Có những loại liên từ nào?

Liên từ trong tiếng Anh được chia thành 3 loại sau:

Để hiểu rõ hơn về các loại liên từ này, các em hãy theo dõi phần tiếp theo của bài viết nhé!

2.1. Liên từ kết hợp

Định nghĩa liên từ kết hợp
Định nghĩa liên từ kết hợp


Như đã biết, liên từ kết hợp được dùng (ở giữa) để nối các từ loại hoặc cụm từ/ nhóm từ cùng một loại (tính từ với tính từ, danh từ với danh từ...), hoặc dùng để nối những mệnh đề ngang hàng, không phụ thuộc lẫn nhau (những mệnh đề này khi đứng một mình vẫn tạo thành một câu có nghĩa).

7 liên từ kết hợp và bạn có thể ghi nhớ chúng bằng từ gợi nhớ FANBOYS (từ được ghép bởi chữ cái đầu tiên của các liên từ kết hợp):

Liên từ kết hợp

Cách dùng Ví dụ
For (bởi vì)

Dùng để giải thích lý do hoặc mục đích (cách dùng giống "because")

Lưu ý: Khi sử dụng như liên từ, "for" chỉ đứng ở giữa câu, sau "for" là một mệnh đề và trước "for" là dấu phẩy.

I believed her, for surely she would not lie to me.

And (và)

Dùng để bổ sung thêm thông tin

His two favorite sports are football and tennis.

Nor (cũng không)

Dùng để bổ sung ý phủ định vào một ý phủ định trước đó

Lưu ý: Chúng ta ít thấy "nor" được dùng một mình, mà hay thấy "nor" trong liên từ tương quan neither... nor...

She doesn't like to swim, nor does she enjoy cycling.

He drinks neither wine nor beer.

But (nhưng)

Dùng để đưa ra thông tin đối lập với điều đã được đề cập trước đó

The little boy loves swimming but hates taking baths.

Or (hoặc; nếu không thì)

Dùng để bổ sung thêm một lựa chọn, phương án

Would you rather read a book or watch a TV show?

Yet (nhưng)

Tương tự như "but", dùng để đưa ra thông tin đáng ngạc nhiên so với điều đã được đề cập trước đó

He’s 72, yet he still swims and runs regularly.

So (vì thế, do đó)

Dùng để chỉ hậu quả, kết quả

I’ve just eaten dinner, so I’m not hungry.

 

Quy tắc dùng dấu phẩy với liên từ kết hợp
Quy tắc dùng dấu phẩy với liên từ kết hợp

 

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm ngữ pháp: Liên từ kết hợp

2.2. Liên từ tương quan

Liên từ tương quan (hay còn gọi là tương liên từ) có thể được coi như là cặp liên từ kết hợp. Đó là cặp liên từ đi với nhau và không thể tách rời, được dùng để liên kết các cụm từ hoặc mệnh đề có chức năng tương đương nhau về mặt ngữ pháp

Liên từ tương quan gồm có:

both... and… (vừa… vừa…)

not only... but also… (không chỉ… mà còn…)

either... or... (hoặc… hoặc..)

neither... nor... (không… cũng không…)

whether... or... (vừa mới… thì…)

as... as... (vừa mới… thì…)

no sooner... than… (vừa mới… thì…)

Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm ngữ pháp: Liên từ tương quan

2.3. Liên từ phụ thuộc

Định nghĩa liên từ phụ thuộc
Định nghĩa liên từ phụ thuộc


Liên từ phụ thuộc là từ hoặc cụm từ liên kết mệnh đề phụ (chứa liên từ) với một mệnh đề chính, nhằm bổ sung ngữ nghĩa (về thời gian, cách thức, nguyên nhân, điều kiện) cho mệnh đề chính.

Bảng dưới đây là danh sách những liên từ phụ thuộc thường được dùng:

Lưu ý về cách dùng liên từ phụ thuộc
Lưu ý về cách dùng liên từ phụ thuộc


Để phân loại các liên từ phụ thuộc, ta sẽ dựa vào nghĩa của chúng. Cụ thể, sau đây là phân loại các liên từ phụ thuộc phổ biến:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm ngữ pháp: Liên từ phụ thuộc

2.3.1. Liên từ phụ thuộc chỉ thời gian

Một số liên từ phụ thuộc chỉ thời gian thường gặp là:

when/as (khi)

once (khi mà; ngay khi)

whenever (bất cứ khi nào)

while (trong khi - chỉ sự đồng thời)

until (cho đến khi)

as soon as (ngay khi)

before (trước khi)

Ex: 

2.3.2. Liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn

Một số liên từ phụ thuộc chỉ nơi chốn thường gặp là:

where (nơi mà)

wherever (bất kỳ nơi nào)

Ex:

2.3.3. Liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh

Một số liên từ phụ thuộc chỉ sự so sánh thường gặp là:

while (trong khi)

whereas (trong khi, trái lại)

Ex:

2.3.4. Liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản

Đặc điểm của liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản
Đặc điểm của liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản


Một số liên từ phụ thuộc chỉ sự tương phản thường gặp là:

although (mặc dù)

(even) though (mặc dù)

even if (dù cho)

Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm ngữ pháp: Mệnh đề/ Cụm từ chỉ sự tương phản

2.3.5. Liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân - kết quả

Đặc điểm của liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân - kết quả
Đặc điểm của liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân - kết quả


Một số liên từ phụ thuộc chỉ nguyên nhân - kết quả thường gặp là:

because/as/since (bởi vì)

so (vì vậy, do đó)

Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm ngữ pháp: Từ/ Cụm từ chỉ lý do, nguyên nhân, mục đích, kết quả

2.3.6. Liên từ phụ thuộc chỉ mục đích

Đặc điểm của liên từ phụ thuộc chỉ mục đích
Đặc điểm của liên từ phụ thuộc chỉ mục đích


Một số liên từ phụ thuộc chỉ mục đích thường gặp là:

in order that (để mà)

so that (để mà)

Ex:

2.3.7. Liên từ phụ thuộc chỉ giả thiết

Một số liên từ phụ thuộc chỉ giả thiết thường gặp là:

unless (nếu không, trừ khi)

if (nếu)

in case (phòng trường hợp)

Ex:

Qua bài viết này, hy vọng các em đã có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò của liên từ trong tiếng Anh và cách sử dụng chúng hiệu quả. Hãy luyện tập cách dùng liên từ thường xuyên để đạt điểm cao các bài thi, cũng như nâng cao khả năng diễn đạt bằng tiếng Anh của mình. Chúc các em học tốt! 

[%Included.TAK12%]