Các mẫu câu để bày tỏ quan điểm cá nhân

Việc bày tỏ quan điểm cá nhân giúp khẳng định với mọi người rằng, bạn có chính kiến của mình. Tất nhiên, cách nói phải đảm bảo yếu tố lịch sự, không gây không khí thù nghịch cho cuộc hội thoại, nhất là khi bạn có ý kiến trái chiều.

1. Nhấn mạnh ý kiến của mình

Mẫu câu Nghĩa

It seems to me that… 

Với tôi, dường như là…

In my opinion,… 

Theo ý kiến tôi thì…

I am of the opinion that…/ I take the view that… 

Ý kiến của tôi là.../ Tôi nhìn nhận vấn đề này là...

My personal view is that… 

Quan điểm của riêng tôi là…

In my experience… 

Theo kinh nghiệm của tôi thì…

As far as I understand / can see… 

Theo như tôi hiểu thì…

As I see it, …/ From my point of view… 

Theo tôi.../ theo quan điểm của tôi...

As far as I know… / From what I know…

Theo tôi biết thì…/ Từ những gì tôi biết thì…

I believe one can (safely) say... 

Tôi tin rằng…

It is claimed that… 

Tôi tuyên bố rằng…

I must admit that… 

Tôi phải thừa nhận rằng…

I think/believe/suppose… 

Tôi nghĩ/ tin/ cho là…

That is why I think… 

Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng…

I am sure/certain/convinced that… 

Tôi chắc chắn rằng…

2. Đưa ra quan điểm cá nhân

Mẫu câu Nghĩa

I might be wrong but...

Có thể tôi sai nhưng…

If I am not mistaken… 

Nếu tôi không nhầm thì…

I cannot deny that… 

Tôi không thể phủ nhận rằng…

I can imagine that… 

Tôi có thể tưởng tượng thế này…

Personally, I think… 

Cá nhân tôi nghĩ rằng…

I am not sure/certain, but... 

Tôi không chắc nhưng…

I am not sure, because I don’t know the situation exactly, but… 

Tôi không chắc lắm vì tôi không biết cụ thể tình huống như thế nào.

I have read that… 

Tôi đã đọc được rằng…

I am of mixed opinions (about/ on)… 

Tôi đang phân vân về việc…

I have no opinion in this matter. 

Tôi không có ý kiến gì về việc này. 

3. Chỉ ra điều hiển nhiên, rõ ràng

Mẫu câu Nghĩa

The fact is that… 

Thực tế là…

The (main) point is that… 

Ý chính ở đây là…

This proves that…  

Điều này chứng tỏ rẳng…

What it comes down to is that… 

Theo những gì được truyền lại thì…

It is obvious that… 

Hiển nhiên là…

It is certain that… 

Tất nhiên là…

One can say that… 

Có thể nói là…

It is clear that… 

Rõ ràng rằng…

There is no doubt that...

Không còn nghi ngờ gì nữa…

Các mẫu câu để bày tỏ quan điểm cá nhân

4. Một số lưu ý khi sử dụng mẫu câu bày tỏ quan điểm cá nhân

4.1. I bet (that) + mệnh đề

Bản thân từ “bet” có nghĩa là cá cược. Bởi vậy nên cấu trúc này có thể sử dụng khi bạn khá chắc chắn về sự chính xác của một điều gì hoặc một sự việc gì đó đang xảy ra, v.v.. mặc dù bạn không thể chứng minh được chúng.

Ví dụ:

4.2. I strongly believe that + mệnh đề

Cách diễn đạt này được sử dụng phổ biến hơn trong văn viết, cụ thể là bài thi IELTS, thư xin việc, v.v. Khác với cấu trúc trên, cấu trúc này có thể được áp dụng khi bạn đã có nghiên cứu, bằng chứng hoặc nguồn thông tin đáng tin cậy để có thể bảo vệ cho suy nghĩ, quan điểm của mình.

Nó giúp chứng minh quan điểm của bạn thuyết phục hơn đối với người đọc, người nghe. Cụm từ “strongly believe” – “thật sự tin tưởng” còn thể hiện mức độ mạnh mẽ của bạn trong việc muốn đối phương đặt niềm tin vào quan điểm của mình.

Ví dụ:

4.3. There’s no doubt in my mind that + mệnh đề hoặc There’s no doubt to me that + mệnh đề

Cấu trúc xuất hiện khá nhiều trong cả văn nói lẫn văn viết, mang nghĩa muốn ám chỉ “Không còn nghi ngờ gì nữa” hay “Tôi không có nghi ngờ gì”. Bạn có thể sử dụng để chỉ một sự việc gì khá chắc chắn hoặc có khả năng chính xác rất cao. Đây cũng là một trong những cách diễn đạt phổ biến trong các bộ phim để bày tỏ quan điểm trong tiếng Anh.

Ví dụ:

4.4. I’m not sure/certain, but + mệnh đề

Nếu ở một trường hợp bất kì phải bày tỏ quan điểm trong tiếng Anh, nhưng bạn lại không hề chắc chắn với suy nghĩ của mình, thì đây sẽ là cách diễn đạt hợp tình hợp lý mà bạn có thể áp dụng để giao tiếp. “Not sure/certain” mang nghĩa là không chắc lắm, thêm từ “but” đằng sau sẽ tỏ ý muốn nói mặc dù không chắc chắn nhưng bạn vẫn muốn chia sẻ góc nhìn của mình đối với vấn đề.

Ví dụ:

4.5. I tend to think that + mệnh đề

“Tend to think” – có xu hướng thiên về (nghĩ rằng). Bạn có thể sử dụng cách nói này khi bạn chỉ đơn thuần muốn chia sẻ suy nghĩ, quan điểm của mình, nhưng lại không muốn nó nghe có vẻ quá áp đặt đối với người nghe.

Ví dụ:

4.6. It seems to me that + mệnh đề

“Seem to me that” có nghĩa là “đối với tôi thì, …” hoăc “theo như tôi thấy thì, …”. Cách dùng này ý muốn diễn tả rằng quan điểm của bạn cực kì chủ quan, có thể đúng hoặc sai, nhưng đó là những gì mà bạn thật sự đang nghĩ đến.

Ví dụ:

4.7. If you ask me, + mệnh đề

Cách diễn đạt này có ý muốn đề cập tới góc nhìn của bạn về một vấn đề, sự kiện nào đó xảy ra. Mặc dù có chứa cụm “If you ask me”, tạm dịch là “nếu bạn hỏi tôi thì, …” nhưng bạn hoàn toàn có thể sử dụng cấu trúc này kể cả khi không được đề nghị.

Đây là một cách diễn đạt cực kì khéo mà bạn có thể sử dụng trước khi đưa ra quan điểm của mình nếu như chúng có vẻ tiêu cực. Điều này sẽ giúp người nghe thoải mái trong việc tiếp nhận hơn.

Ví dụ:

4.8. As far as I know/understand/am concerned + mệnh đề

Nếu bạn lo lắng rằng ý kiến của mình có thể khác hoặc đi ngược lại với tất cả mọi người trong một cuộc trò chuyện, thì hãy sử dụng cấu trúc này. Nó sẽ giúp bạn khéo léo bày tỏ quan điểm của mình.

Ví dụ:

4.9. As I see it + clause

Trong trường hợp khi người khác hỏi quan điểm, ý kiến của bạn về một vấn đề cụ thể nhưng bạn thật sự không muốn bày tỏ, thì đây có lẽ sẽ là một cách diễn đạt “cứu cánh cho bạn. “As I see it” – theo như tôi thấy, nó sẽ khiến cho đối phương không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi quan điểm của bạn, mà thay vào đó chỉ coi đây như một góc nhìn khác về vấn đề mà thôi.

Ví dụ:

5. Một số câu hỏi để hỏi ý kiến người khác

Mẫu câu Nghĩa
What’s your idea? Ý kiến của bạn là gì?
What are your thoughts on all of this? Bạn nghĩ gì về toàn bộ chuyện này?
How do you feel about that? Bạn cảm thấy thế nào?
Do you have anything to say about this? Bạn có gì để nói về vấn đề này không?
What do you think? Bạn nghĩ gì vậy?
Do you agree? Bạn có đồng ý không?

6. Đoạn hội thoại minh hoạ

Ví dụ 1:

Trevor: Have you heard about our school’s plan to ban smartphones in the school?
Matt : Yeah
Trevor: What do you think about it?
Matt : Well, I think that’s fair enough.
Trevor: why do you think so?
Matt : you see… Smartphones have caused so much trouble in our class. Remember yesterday’s history class? Our teacher got very angry because was interrupt by smartphone ringing many times. This may happen again and again.
Trevor: Eh… Yea…
Matt : Another thing is… Smartphones have caused a kind of stupid competition.
Trevor: what do you mean?
Matt : you know, Everyone seems to compete to have the latest model.
Trevor: Yes, I feel that too.
Matt : So it’s a good idea if the school doesn’t allow students to use their smartphone in the school.

Ví dụ 2:

Murray: So, Emily your party has voted against raising wages, what do you think of that?
Emily: Well, I respect their decision but I do not necessarily agree with it. I have very different views on this issue.

Murray: What do you mean?
Emily: Well, personally I think people work very hard for their money and I think they deserve even more than they get at the moment.

Murray: Interesting, that’s very different to your party’s view.
Emily: Well, as I said, this is my personal view and I cannot change that.

Xem thêm: