Đề ôn luyện môn KHXH và Tiếng Việt số 11 vào lớp 6 THCS NN năm 2024

3/11/2023 12:01:00 AM
Nhân dân vùng ven biển thường lợi dụng vào điều gì để lấy nước làm muối và ra khơi đánh bắt hải sản?
  • Biển là vùng nước mặn.
  • Thủy triều.
  • Có lợi thế về du lịch.
  • Sóng biển mạnh.
Quyết định của Trung ương Đảng ta khi biết được âm mưu của thực dân Pháp tấn công lên Việt Bắc là gì?
  • Cơ quan đầu não rút sang căn cứ địa ở vùng biên giới Việt- Lào.
  • Phân tán lực lượng bộ đội chủ lực.
  • Quyết tâm phá tan cuộc tiến công của giặc.
  • Tập trung quân đánh mạnh ở đồng bằng, buộc địch phải từ bỏ âm mưu tấn công Việt Bắc.
Theo em, ý kiến nào dưới đây thể hiện cách đối xử công bằng, bình đẳng với phụ nữ?
  • Trẻ em trai chỉ nên chơi thể thao để rèn luyện sức khỏe .
  • Con trai bao giờ cũng giỏi hơn con gái.
  • Làm việc nhà không chỉ là trách nhiệm của mẹ và chị, em gái.
  • Mọi chức vụ trong xã hội đàn ông là người được nắm giữ.
Châu lục nào có diện tích lớn nhất trong các châu lục trên thế giới?
  • Châu Á.
  • Châu Âu.
  • Châu Phi.
  • Châu Úc.
Ý nghĩa lịch sử của bản “Tuyên ngôn độc lập” là gì?
  • Chấm dứt triều đại phong kiến nhà Nguyễn.
  • Khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
  • Khẳng định quyền độc lập, tự do của dân tộc.
  • Kết thúc chiến tranh, giải phóng đất nước.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

"Bọc quanh khung cửa ra vào, những dải hoa bìm bìm mới nở tươi rói vươn lên trên những cụm lá xanh. Dọc theo dòng suối Plum, chim đang ríu rít. Thỉnh thoảng, một con cất tiếng hót nhưng hầu hết dường như đang trò chuyện. Một con kêu:

- Chuýt, chuýt □ Ô, chuýt-chơ, chuýt □

Một con khác lên tiếng:

- Chee, che-e, che-e □

Và một con khác nữa giống như cười vui:

- Ha-ha-ha, ti-ra-lo □" (Laura Wilder)

Dấu nào thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên ?

  • Dấu chấm than
  • Dấu chấm hỏi
  • Dấu hai chấm
  • Dấu phẩy

Cho câu văn:

       "Những con suối đầu tiên từ núi đổ xuống trong tiếng róc rách trong trẻo, lúc rì rầm, lúc ngân vang như muốn đánh thức cả mặt đất này dậy khỏi giấc ngủ mùa đông." (I-ri-na Ki-xlô-va)

Phần gạch chân trong câu văn trên làm rõ nghĩa cho từ ngữ nào dưới đây?

  • Mặt đất
  • Giấc ngủ
  • Khỏi
  • Những con suối

Từ "sâu" nào sau đây đồng âm với từ "sâu" trong câu:

"Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn."

  • chiều sâu
  • nghĩ sâu xa
  • sâu sắc
  • con sâu

Thành ngữ không đồng nghĩa với “Đồng sức đồng lòng” là:

  • Kề vai sát cánh
  • Muôn người như một
  • Chín người mười ý
  • Bốn biển một nhà

Các từ "lắm, quá, thật" thường đứng ở vị trí nào trong câu cảm?

  • Cuối câu
  • Trước động từ
  • Đầu câu
  • Cả cuối câu và trước động từ

Trong các câu sau, câu nào là câu ghép?

  • Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.
  • Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông.
  • Mỗi lần dời nhà đi, bao giờ con khỉ cũng nhảy phóc lên ngồi trên lưng con chó to.
  • Mưa rào rào trên sân gạch, mưa đồm độp trên phên nứa.

Trong bài thơ “Nếu chúng mình có phép lạ” các bạn nhỏ đã chia sẻ:

Nếu chúng mình có phép lạ

Bắt hạt giống nảy mầm nhanh

Chớp mắt thành cây đầy quả

Tha hồ hái chén ngọt lành.

 

Nếu chúng mình có phép lạ

Hái triệu vì sao xuống cùng

Đúc thành ông Mặt Trời mới

Mãi mãi không còn mùa đông.

 

Nếu chúng mình có phép lạ

Ngủ dậy thành người lớn ngay

Đứa thì lặn xuống đáy biển

Đứa thì ngồi lái máy bay.

 

Nếu chúng mình có phép lạ

Hóa trái bom thành trái ngon

Trong ruột không còn thuốc nổ

Chỉ toàn kẹo với bi tròn.

 

Nếu chúng mình có phép lạ!

Nếu chúng mình có phép lạ!

                                        (Định Hải)

Còn em, nếu có phép lạ, em sẽ làm điều gì cho trái đất? Hãy viết về điều đó trong  một đoạn văn khoảng 7-8 câu.