Đề thi thử môn KHXH và Tiếng Việt vào lớp 6 THCS NN năm 2024 - Lần 1

3/2/2022 2:03:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn KHXH và Tiếng Việt trường THCS Ngoại Ngữ được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào lớp 6 THCS Ngoại Ngữ vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Hình ảnh dưới đây là minh họa cho trò chơi ném còn. Em hãy cho biết đây là trò chơi dân gian phổ biến của vùng nào?

  • Vùng đồng bằng Bắc Bộ
  • Vùng Tây Bắc
  • Vùng Đông Nam Bộ
  • Vùng duyên hải Nam Trung Bộ

Ở Việt Nam, than đá là khoáng sản được khai thác chính ở đâu?

  • Quảng Bình
  • Quảng Ninh
  • Đồng Tháp
  • Tây Nguyên

Hai câu hát sau nhắc đến sự kiện lịch sử nào?

“Khi tôi còn là hạt bụi

Người đã lên tàu đi xa”

  • Sự kiện Bác ra đi tìm đường cứu nước năm 1911
  • Sự kiện người trở về nước sau hơn 30 năm hoạt động ở nước ngoài năm 1941
  • Sự ra đi của Bác năm 1945
  • Sự kiện Bác sang thăm Trung Quốc và Liên Xô năm 1950 để xin viện trợ

Đâu không phải là nội dung quan trọng trong hiệp định Pa-ri?

  • Mĩ phải tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
  • Nhân dân hai miền Nam- Bắc sẽ tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
  • Mĩ phải chấm dứt dính líu quân sự ở Việt Nam.
  • Mĩ phải có trách nhiệm trong việc xây dựng hòa bình ở Việt Nam.

Hình ảnh sau nhắc nhở chúng ta điều gì?

  • Cần làm quen với những người lạ khi tham gia các phương tiện công cộng.
  • Chia sẻ với những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống.
  • Cần biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ khi tham gia giao thông.
  • Nhường chỗ cho người già, trẻ nhỏ khi tham gia các phương tiện công cộng.

Có mấy từ láy được sử dụng trong đoạn văn sau:

Quanh nhà ông bà ngoại là vườn dừa, là những bờ đất trồng dừa có mương nước hai bên. Vườn dừa rất mát vì tàu dừa che hết nắng, vì có gió thổi vào. Và mát vì có những trái dừa cho nước rất trong, cho cái dừa mỏng mỏng mềm mềm vừa đưa vào miệng đã muốn tan ra mát rượi. Vườn dừa là chỗ mấy đứa con trai, con gái trong xóm ra chơi nhảy dây, đánh đáo, đánh đũa .

(Trích “Vườn dừa của ngoại” - Diệp Hồng Phương)

  • Có 2 từ láy
  • Có 3 từ láy
  • Có 4 từ láy
  • Có 5 từ láy

Xác định ý nghĩa biểu thị quan hệ từ được sử dụng trong câu sau: 

Chúng tôi mang mấy quả chuối theo và ném cho lũ khỉ. Chúng tôi biết mình không được phép làm thế , nhưng những người trông coi vườn thú còn đang bận túi bụi bởi có quá đông khách tham quan. 

(Trích “Cây cam ngọt của tôi”- Thạch Lam)

  • Quan hệ sở hữu
  • Quan hệ nguyên nhân, kết quả
  • Quan hệ điều kiện – kết quả
  • Quan hệ liệt kê và tương phản

Câu thơ sau có sử dụng biện pháp tu từ nào? 

Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh,

Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh.

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Liệt kê
  • Điệp từ

Tác dụng của dấu ngoặc kép trong câu sau là gì? 

Con mèo mun béo mập đang ngồi trên bậu cửa sổ, chỗ nó rất khoái, theo dõi cậu nhóc đầy chăm chú. “Tao đã bỏ kính bơi vào chưa ấy nhỉ? Zorba, mày có thấy cặp kính của tao đâu không? Mà không. Mày không thể biết nó là cái gì vì mày đâu có ưa nước. Mày không biết là mày đã bỏ phí cái gì đâu. Bơi lội là một trong những trò thể thao hay ho nhất đấy. Làm một miếng không?” cậu bé hỏi, nhấc hộp thức ăn Bé Mèo Măm Măm lên.

(Trích “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”)

  • Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt
  • Trích dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật
  • Trích dẫn những lời độc thoại (nhân vật tự nghĩ)
  • Đánh dấu những đoạn hội thoại của nhân vật

Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau: 

Mùa xuân đã đến hẳn rồi, đất trời lại một lần nữa đổi mới, tất cả những gì sống trên trái đất lại vươn lên ánh sáng mà sinh sôi, nảy nở với một sức mạnh khôn cùng. Hình như từng kẽ đá khô cũng ... vì một lá cỏ non vừa xòe nở, hình như mỗi giọt khí trời cũng rung động, không lúc nào yên vì tiếng chim gáy, tiếng ong bay.

(theo Nguyễn Đình Thi)

  • xốn xang
  • chuyển mình
  • cựa mình
  • chuyển động

Cho câu văn sau:

Buổi trưa ngồi trong nhà nhìn ra sân, thấy rất rõ những sợi không khí nhỏ bé, mỏng manh, nhẹ tênh, vòng vèo lượn từ mặt đất bốc lên, bốc lên mãi. 

(Trích “Nắng trưa”- Theo Băng Sơn)

Xác định các từ ghép tổng hợp có trong câu văn trên.

Giải thích nghĩa của các từ ghép tổng hợp tìm được và đặt câu.

Trong bài thơ “Viếng lăng Bác”, khi Viễn Phương lần đâu tiên từ miền Nam ra thăm lăng Bác có viết: 

Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Viết đoạn văn ngắn (khoảng 100 chữ) tưởng tượng và miêu tả lại khung cảnh dòng người vào lăng viếng Bác khi ấy.