Đề thi thử môn KHXH và Tiếng Việt vào lớp 6 THCS NN năm 2024 - Lần 3

5/10/2024 6:00:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn KHXH và Tiếng Việt trường THCS Ngoại Ngữ được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào lớp 6 THCS Ngoại Ngữ vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Em hãy cho biết nguồn nhiên liệu chính mà biển cung cấp cho con người là gì?

  • Dầu mỏ, khí đốt
  • Than
  • Các loại hải sản: tôm, cua, cá,...
  • Muối

Những đặc trưng sau nói về đất nước nào? 

Được bao bọc bởi biển Đại Tây Dương ở phía Tây, dãy núi Atlas và Địa Trung Hải ở phía Bắc, Biển Đỏ (Hồng Hải) và Ai Cập ở phía Đông; Sudan và thung lũng sông Niger ở phía Nam. Điểm cao nhất trong sa mạc là đỉnh núi Emi Koussi với độ cao 3415 m so với mực nước biển, thuộc dãy núi Tibesti phía Bắc nước Tchad.

(Trích https://vi.wikipedia.org/wiki/Danhsachachoangmac)

  • Sa mạc Xa van
  • Sa mạc Sahara
  • Sa mạc Chalbi
  • Sa mạc Ogaden

Thuận An thất thủ, triều đình nhà Huế không dám cùng nhân dân đứng lên chống thực dân Pháp nên đã kí hiệp ước gì?

  • Hiệp ước Nhâm Tuất kí ngày 5/6/1862.
  • Hiệp ước Hácmăng (25 - 8 - 1883) và Hiệp ước Patơnốt (6 - 6 - 1884).
  • Hiệp ước Giáp Tuất kí ngày 15/3/1874.
  • Hiệp ước Quý Mùi (Hacmang) kí ngày 25/8/1883.

Những câu thơ sau thể hiện tình cảm của Tố Hữu với Đảng, vậy “Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người” là năm nào?  

Ba mươi năm bước đường qua

Đời ta có Bác xông pha dẫn đường

Người đi trước, nghìn sương muôn tuyết

Dắt dìu dân, nước Việt Nam ta

Bạc phơ mái tóc người Cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người.

(Ba mươi năm đời ta có Đảng - Tố Hữu)

  • Năm 1960
  • Năm 1961
  • Năm 1962
  • Năm 1963

Câu chuyện về Nguyễn Văn Nam nhắc nhở chúng ta về bài học gì?

Đang đi bắt chim, Nguyễn Văn Nam (học sinh lớp 12T7, trường THPT Đô Lương 1, Nghệ An) bỗng nghe tiếng kêu cứu thất thanh của những em nhỏ dưới dòng sông Lam. Không chút do dự, em vội lao xuống cứu vớt 4 em vào bờ.

  • Dù trong hoàn cảnh nào cũng cần yêu thương mọi người xung quanh mình.
  • Những người nghèo khổ cần được giúp đỡ.
  • Ca ngợi sự dũng cảm, yêu thương con người.
  • Nhắc nhở về tinh thần nỗ lực, cố gắng hết mình vì những người xung quanh.

Trong các từ sau, từ nào là từ ghép? 

châm chọc, chậm chạp, mê mẩn, mong ngóng, nhỏ nhẹ, mong mỏi, phương hướng, vương vấn, tươi tắn

  • chậm chạp
  • nhỏ nhẹ
  • mê mẩn
  • châm chọc

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: 

Ngày buồn rười rượi là ngày có mưa rơi. Mới sáng sớm mưa đã tầm tã, bầu trời đen sì, xám xịt. Mưa xối xả đổ xuống sân, những hạt mưa nhảy nhót, bắn tung tóe rồi tạo thành dòng nước chảy vội ra sau luống rau muống. Mưa ào ào và nhỏ giọt đều đều trên mái hiện. Mưa rơi rơi ướt nhẹp ô cửa sổ. Mưa lộp bộp, béo tròn trượt vội trên mấy chiếc lá khoai. 

(Trích “Mùa hè bingchiling”- Cánh Cam)

Có mấy câu ghép được sử dụng trong đoạn văn trên?

  • Một câu
  • Hai câu
  • Ba câu
  • Không có câu ghép

Có mấy từ láy được sử dụng trong đoạn văn trên?

  • Sáu từ láy
  • Tám từ láy
  • Mười từ láy
  • Mười hai từ láy

Có mấy quan hệ từ được sử dụng trong câu văn sau: 

Cảnh vật làng que nhuốm màu hoàng hôn trông thật mờ ảo và đẹp tựa như một bức tranh của một họa sĩ nổi tiếng nào đó.

  • Có 2 quan hệ từ
  • Có 3 quan hệ từ
  • Có 4 quan hệ từ
  • Có 5 quan hệ từ

Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ sau: 

Quê hương là chùm khế ngọt

Cho con trèo hái mỗi ngày

Quê hương là đường đi học

Con về rợp bướm vàng bay

(Trích “Quê hương”- Đỗ Trung Quân) 

  • Làm cho các sự vật ở quê hương thêm hấp dẫn, sinh động.
  • Giúp cho quê hương trở thành bạn của mỗi con người, quê hương mang đến những món ăn ngon.
  • Thể hiện tình yêu quê hương sâu sắc, quê hương chính là những gì gần gũi, thân thuộc nhất.
  • Làm cho hình ảnh quen thuộc ở quê hương đi vào thơ ca thật nhiều màu sắc.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới: 

Buổi trưa, trời có tí nắng vàng hoe nhưng vẫn rét. Cái rét khan khiến Mía thấy ngay cả sợi lông của mình cũng cứng ngắc lại và có thể gãy tan bất cứ lúc nào. Rét gì mà rét thế, phải kiếm gì chơi cho ấm người lên mới được. Thế là Mía và Mướp tung tẩy đi ra khu chuồng trại. Mướp nhảy phắt lên gác rơm, Mía giờ chẳng còn rụt rè nữa. Dù cũng hơi nặng nề, nhưng cú nhảy vẫn gọn gàng lắm, Mía đã cuộn tròn trên gác rơm. 

(Trích “Vèo vèo đến Tết) 

Dấu phẩy trong câu “Mướp nhảy phắt lên gác rơm, Mía giờ chẳng còn rụt rè nữa.” Có tác dụng gì?

Xác định từ ghép tổng hợp có trong đoạn văn trên.

Đáp án: Từ ghép tổng hợp là .

Nhiều khu rừng chìm trong biển lửa trong các vụ cháy rừng tại Australia đã biến nơi đây thành đống tro tàn. Tuy nhiên, gần đây nhiều người vui mừng khi nhìn thấy sự sống vẫn có thể nảy mầm ở những nơi khắc nghiệt nhất. Người dân Australia đang bắt đầu chia sẻ những bức ảnh về sự tái sinh của các khu rừng sau khi đã bị lửa thiêu rụi. Các loại thực vật nhanh chóng sinh sôi nảy nở, thậm chí chúng còn tận dụng các chất dinh dưỡng trong tro để phát triển nhanh hơn. Giữa khu rừng bị bao phủ bởi một màu đen của tro, những chồi non nhú lên, mang đến hy vọng mới về sự hồi sinh. 

(Theo https://vtv.vn/the-gioi/su-hoi-sinh-ky-dieu-sau-tham-hoa-chay-rung-o-australia-20200212181141515.htm)

Từ việc quan sát hình ảnh và nội dung đoạn trích trên, em hãy đóng vai một mầm non mới được hồi sinh sau thảm họa và viết đoạn văn khoảng 100 chữ miêu tả khung cảnh khu rừng lúc bấy giờ.