Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024 - Lần 1

3/20/2022 8:06:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Cầu Giấy được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 AMS, CG vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Dòng nào dưới đây không có cặp từ trái nghĩa?

  • Vào sinh ra tử
  • Lên thác xuống ghềnh
  • Khóa mồm khóa miệng
  • Ăn không nói có

Cho đoạn thơ:

Thuyền ta chầm chậm vào Ba Bể

Núi dựng cheo leo hồ lặng im

Lá rừng với gió ngân khe khẽ

Họa tiếng lòng ta với tiếng chim.

Đại từ được sử dụng trong đoạn trên là:

  • Ta
  • Gió
  • Lòng ta, tiếng chim

Trong câu văn sau:

"Đó là một bình minh êm ả, trắng mềm như sữa đọng, dịu dàng như có hàng ngàn đàn cừu trắng toát từ những thảo nguyên mơ mộng lặng lẽ đi qua bầu trời." (Dương Thu Hương)

Bộ phận chủ ngữ của câu là?

  • Đó là một bình minh
  • Hàng ngàn đàn cừu trắng
  • Đó
  • Những thảo nguyên mơ mộng

Câu nào sau đây không phải câu ghép?

  • Từng đàn bướm lớn, rực rỡ đến quái dị trong lèn đá bay ra giống như những đám mây sặc sỡ lượn lờ trên mặt đất. (Dương Thu Hương)
  • Thung lũng vẫn im lìm, sương phủ trắng như sữa. (Dương Thu Hương)
  • Mặt trời đang khuất sau rặng núi, và những khoảng nước ở phía xa trông như nhuộm hồng. (Maxime Gorki)
  • Cây cối cũng như bị đốt cháy, chúng dường như đỏ rực lên trong ánh sáng của mặt trời đang lặn. (Johanna Spyri)

Đọc đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Bình minh của hoa phượng là màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ. (Hoa học trò - Xuân Diệu)

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trên?

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Điệp ngữ
  • Nhân hóa, so sánh

Em hãy viết đoạn văn trình bày tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trên.

Từ “bình minh” trong câu trên được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?

  • Nghĩa chuyển
  • Nghĩa gốc

Đặt câu có từ “bình minh” theo nghĩa gốc.

Đặt câu từ “bình minh” theo nghĩa chuyển.

Đọc đoạn sau và cho biết:

Ăng-co Vát

(1) Ăng-co Vát là một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam-pu-chia được xây dựng từ đầu thế kỉ XII.

(2) Khu đền chính gồm ba tầng với những ngọn tháp lớn. (3) Muốn thăm hết khu đền chính phải đi qua ba tầng hành lang dài gần 1500 mét và vào thăm 398 gian phòng. (4) Suốt cuộc dạo xem kì thú đó, du khách sẽ cảm thấy như lạc vào thế giới của nghệ thuật chạm khắc và kiến trúc cổ đại. (5) Đây, những cây tháp lớn được dựng bằng đá ong và bọc ngoài bằng đá nhẵn. (6) Đây, những bức tường buồng nhẵn bóng như mặt ghế đá, hoàn toàn được ghép bằng những tảng đá lớn đẽo gọt vuông vức và lựa ghép vào nhau kín khít như xây gạch vữa.

(7) Toàn bộ khu đền quay về hướng tây. (8) Lúc hoàng hôn, Ăng-co Vát thật huy hoàng. (9) Mặt trời lặn, ánh sáng chiếu soi vào bóng tối cửa đền. (10) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính. (11) Ngôi đền cao với những thềm đá rêu phong, uy nghi kì lạ, càng cao càng thâm nghiêm dưới ánh trời vàng, khi đàn dơi bay tỏa ra từ các ngách.

Theo NHỮNG KÌ QUAN THẾ GIỚI

Em hãy chọn nhóm từ phù hợp cho các từ dưới đây:

+ Kiến trúc

+ Hoàng hôn

+ Nhẵn bóng

+ Điêu khắc

+ Đẽo gọt

+ Cổ đại

+ Vuông vức

+ Cao vút

+ Thâm nghiêm

Phân tích cấu tạo của câu số (10) và cho biết, xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu số (10) thuộc kiểu câu nào?

(10) Những ngọn tháp cao vút ở phía trên, lấp loáng giữa những chùm lá thốt nốt xòa tán tròn vượt lên hẳn những hàng muỗm già cổ kính.

+ Chủ ngữ:

+ Vị ngữ:

=> Xét theo cấu tạo ngữ pháp, câu (10) thuộc kiểu .

Câu văn nêu nhận xét chung về công trình kiến trúc Ăng-co Vát là:

  • Câu (1)
  • Câu (4)
  • Câu (10)
  • Câu (11)

Đoạn văn trên giúp em cảm nhận được những vẻ đẹp nào của Ăng-co Vát?

Ca ngợi vẻ đẹp của đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã từng viết:

“Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn”

Quả thật, cánh đồng lúa trải dài đến tận chân trời với những cánh cò bay lả dập dờn ở mọi miền tổ quốc đã làm nên bức tranh Việt Nam đẹp đẽ, ấn tượng khó quên.

Em hãy viết một đoạn văn tả lại cánh đồng lúa ở một làng quê Việt Nam mà em đã từng được ngắm nhìn.