Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Cầu Giấy năm 2024 - Lần 3

5/10/2024 6:00:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Cầu Giấy được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 AMS, CG vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Câu nào dưới đây không dùng cặp từ hô ứng để nối vế?

  • Mưa xuân đi tới đâu, hoa cỏ bừng lên sức sống tới đấy.
  • Em bé càng lớn lại càng xinh, đôi má phúng phính ửng hồng như màu đào chín.
  • Trời vừa vào đông mà nhiệt độ đã xuống thấp.
  • Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian.

Câu nào có từ gạch chân không phải là quan hệ từ?

  • Con cơm nhanh lên!

  • Trong tà áo dài, hình ảnh người phụ nữ Việt Nam như đẹp hơn, tự nhiên, mềm mại và thanh thoát hơn.

  • Cây hoa giấy mọc ngay bên cạnh bị nó cuốn chặt một cành.

  • Cả 3 đáp án trên.

Dòng nào dưới đây là câu?

  • Lúc trời bước vào đông.
  • Nắng lên.
  • Hình ảnh bà lom khom bên bếp lửa hồng vào buổi sớm mùa đông.
  • Trong khoảng vườn ngập nắng vàng và ngát hương thơm.

Đoạn văn sau liên kết với nhau bằng cách nào?

Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi nhưng tôi cảm thấy hình như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải ra dưới, chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. (Ai - ma - tốp)

  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
  • Lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối
  • Lặp từ ngữ
  • Dùng từ ngữ nối

Đọc đoạn văn sau:

(1) Làng quê tôi đã khuất hẳn nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. (2) Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không bằng mảnh đất cọc cằn này.

(3) Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. (4) Ở mảnh đất ấy, tháng giêng, tôi đi đốt bãi, đào ổ chuột; tháng tám nước lên, tôi đi đánh giậm, úp cá, đơm tép; tháng chín, tháng mười, đi móc con da dưới vệ sông. (5) Ở mảnh đất ấy, những ngày chợ phiên, dì tôi lại mua cho tôi mấy cái bánh rợm; đêm nằm với chú, chú gác chân lên tôi mà lẩy Kiều ngâm thơ; những tối liên hoan xã, nghe cái Tị hát chèo và đôi lúc lại được ngồi nói chuyện với Cún con, nhắc lại những kỉ niệm đẹp đẽ của thời thơ ấu.

Phân tích cấu tạo của câu văn số (3)

(3) Làng mạc bị tàn phá nhưng mảnh đất quê hương vẫn đủ sức nuôi sống tôi như ngày xưa, nếu tôi có ngày trở về. 

+ Chủ ngữ 1:

+ Vị ngữ 1:

+ Chủ ngữ 2:

+ Vị ngữ 2:

+ Chủ ngữ 3:

+ Vị ngữ 3:

Các từ láy là tính từ có trong đoạn trên là: .

Lưu ý: Em hãy liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong đoạn văn và ngăn cách chúng bởi dấu phẩy.

Theo em, tại sao dù đi đến đâu, nhân vật tôi cũng cảm thấy “sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt” bằng mảnh đất quê hương?

Đọc bài thơ “Ngôi nhà” của Tô Hà và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

Em yêu tiếng chim

Đầu hồi lảnh lót

Mái vàng thơm phức

Rạ đầy sân phơi.

Em yêu ngôi nhà

Gỗ, tre mộc mạc

Như yêu đất nước

Bốn mùa chim ca.

(Tô Hà)

Biện pháp nghệ thuật nào được dùng trong bài thơ trên?

  • So sánh, nhân hóa
  • So sánh, điệp ngữ
  • So sánh, nhân hóa, điệp ngữ
  • Nhân hóa

Nêu cảm nhận về cái hay của từ “xao xuyến” mà tác giả sử dụng trong khổ thơ đầu tiên.

Bạn nhỏ trong bài thơ dành tình yêu cho những điều gì? Hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn

Nhà là nơi ta gắn bó từ thuở nằm nôi, là nơi ta lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình. Nhà là nơi chứng kiến ta trưởng thành, lớn khôn. Hãy miêu tả ngôi nhà thân yêu của em.