Câu: “Hình ảnh người bà hiền hậu, đến bây giờ, vẫn còn in đậm trong tâm trí tôi.” được viết theo cấu trúc nào sau đây?
Cho câu văn: Trong vườn nhà, “đội nhạc công” chìa vôi đang thổi sáo véo von. (Nguyễn Việt Hùng)
Dấu ngoặc kép trong câu văn trên có tác dụng gì?
Từ “khi” trong câu: “Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá.” (Băng Sơn) là:
Có bao nhiêu tiếng, bao nhiêu từ trong câu văn: “Mưa xuống sầm sập, giọt ngã, giọt bay, bụi nước tỏa trắng xóa.” (Tô Hoài)?
Đọc đoạn văn sau:
Mưa rả rích đêm ngày. Mưa tối tăm mặt mũi. Mưa thối đất thối cát. Trận này chưa qua trận khác đã tới, ráo riết, hung tợn hơn. Tưởng như biển có bao nhiêu nước, trời hút lên, đổ hết xuống đất liền. (Ma Văn Kháng)
Việc đặt 3 câu ngắn (được in đậm) liền nhau trong đoạn văn trên nhằm nhấn mạnh điều gì?
Câu nào dưới đây có lỗi?
Xét về cấu tạo, câu nào dưới đây khác loại?
Cho các nhóm sau:
Chỉ ra các nhóm có hiện tượng nhiều nghĩa. (Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất)
Cho đoạn văn sau:
(1) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. (2)Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. (3)Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu.(4) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng. (5)Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán. (Đoàn Giỏi)
Câu số 1 sử dụng phép tu từ gì?
Tác giả muốn diễn tả điều gì trong câu: “Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán"?
Có thể đảo vị trí của từ “lên” ở câu thứ 2 và từ “ngả” ở câu thứ 3 được không? Vì sao?
Đoạn văn trên sử dụng phép liên kết nào?
Đọc các đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
Đường đi Sa Pa
(1) Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh. Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường. Con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng, chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
(2) Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.
(3) Hôm sau chúng tôi đi Sa Pa. Phong cảnh ở đây thật đẹp. Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
(4) Sa Pa quả là món quà tặng diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta.
Theo NGUYỄN PHAN HÁCH
Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau và cho biết nó thuộc kiểu câu nào xét theo cấu tạo ngữ pháp?
“Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.”
+ Chủ ngữ:
+ Vị ngữ: .
Câu văn trên thuộc kiểu câu xét theo cấu tạo ngữ pháp.
Để miêu tả bức tranh sống động và đẹp đẽ ở Sa Pa, tác giả đã sử dụng rất nhiều các từ láy hay và ấn tượng.
Em hãy liệt kê tất cả những từ láy được sử dụng trong 4 đoạn văn trên.
Các từ láy được sử dụng trong các đoạn văn trên là: .
Em hãy liệt kê các từ theo thứ tự xuất hiện trong đoạn văn và ngăn cách chúng bằng dấu phẩy.
Em hãy viết một đoạn văn ngắn giải thích vì sao “Sa Pa là món quà tặng diệu kì của thiên nhiên”.
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa.”
Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào, của ai?
Câu sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa trong đoạn thơ trên là?
Nêu hiệu quả của biện pháp nhân hóa trong câu thơ:
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Tại sao tác giả lại có cảm thấy tràn ngập niềm vui và hạnh phúc trước mùa thu mới?
Viết đoạn văn 8 – 10 câu cảm nhận về đoạn thơ trên.