Đề số 10 ôn thi môn Tiếng Việt vào lớp 6 trường Hà Nội-Amsterdam

6/1/2023 12:01:00 AM

Trong các câu dưới đây, câu nào là câu ghép ?

  • Những bông hoa hồng nhung đỏ thắm, những bông cúc vàng tươi, những bông lan tím biếc trong công viên thi nhau khoe sắc, chào đón mùa xuân.
  • Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực bên bờ màu hoa phượng vĩ.
  • Những con nhạn bay thành đàn trên bầu trời, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.
  • Ánh trăng dát bạc lên bụi cây um tùm, rót bạc xuống dòng sông lắp lánh và trải bạc lên con đường nhựa im lìm dưới bóng cây.

Từ “như” trong câu “Mảnh trăng khuyết đứng yên ở cuối trời, sáng trong như một mảnh bạc.” (Nguyễn Minh Châu) dùng để nối:

  • Từ với từ
  • Vế câu với vế câu
  • Từ với cụm từ
  • Cụm từ với cụm từ

Từ không cùng cấu tạo trong nhóm: “cần cù, cần mẫn, chăm chỉ, siêng năng” là:

  • Cần cù
  • Cần mẫn
  • Chăm chỉ
  • Siêng năng

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu: “Đêm hè hoa nở cùng sao/ Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh” ( Trần Đăng Khoa) giống với biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu nào dưới đây?

  • Hạt mưa mải miết trốn tìm/ Cây đào trước ngõ lim dim mắt cười. ( Đỗ Quang Huỳnh)
  • Bọ dừa dừng nấu cơm/ Cào cào ngưng giã gạo/ Xén tóc thôi cắt áo/ Đều bảo nhau đi tìm. (Ngân Vịnh)
  • Con đi đánh giặc mười năm/ Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. (Tố Hữu)
  • Dòng sông mới điệu làm sao/ Nắng lên mặc áo lụa đào thướt tha. ( Nguyễn Trọng Tạo)

Danh từ được gạch chân trong câu: “Những cây tràm vỏ trắng vươn lên trời, chẳng khác gì những cây nến khổng lồ, đầu lá rủ phất phơ.” (Đoàn Giỏi) thuộc loại nào dưới đây?

  • Danh từ chỉ vật
  • Danh từ chỉ khái niệm
  • Danh từ chỉ đơn vị
  • Danh từ chỉ hiện tượng

Cho câu văn sau:

“Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,…như gọi thấp xuống những vì sao sớm.” (Tạ Duy Anh)

Dấu chấm lửng trong câu văn trên có tác dụng gì?

  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.
  • Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.
  • Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.

Dòng nào dưới đây có chứa cả nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ “vàng”?

  • Tóc vàng, nhẫn vàng
  • Tiệm vàng, bàn thắng vàng
  • Huy chương vàng, đám cưới vàng
  • Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Vị ngữ của câu văn dưới đây là gì?

“Mùi hương ngòn ngọt nhức đầu của những loài hoa rừng không tên tuổi đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ.” 

  • Để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ
  • Sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ
  • Khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ
  • Đằm vào ánh nắng ban trưa, khiến con ngươi dễ sinh buồn ngủ và sẵn sàng ngả lưng dưới một bóng cây nào đó, để cho thứ cảm giác mệt mỏi chốn rừng trưa lơ mơ đưa mình vào một giấc ngủ chẳng đợi chờ

Đọc đoạn văn sau:

(1) Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. (2) Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa.(3) Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. (4) Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với  hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. (5) Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa ra mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như một dải lụa xanh.

(Thi Sảnh)

Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của câu số 1 (bằng cách kéo cụm từ phù hợp vào từng chỗ trống):

 + Chủ ngữ:

 + Vị ngữ:

Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ (nếu có) của câu số 5 (bằng cách kéo cụm từ phù hợp vào từng chỗ trống):

+ Chủ ngữ:

 

+ Vị ngữ:

 

+ Trạng ngữ:

Liệt kê các từ láy có trong đoạn văn trên.

Đáp án:

Lưu ý: Em hãy liệt kê theo thứ tự xuất hiện trong đoạn và ngăn cách chúng bởi dấu phẩy.

Tìm hai thành ngữ miêu tả sự đa dạng của sự vật.

1

2

Câu văn nào trong đoạn văn trên có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?

  • (1), (2), (3), (4)
  • (2), (3), (4), (5)
  • (3), (4), (5)
  • (1), (3), (4)

Nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh trong đoạn văn trên.

Tìm các danh từ kết hợp với từ “công dân” để tạo thành cụm từ có nghĩa dựa theo những gợi ý của các câu sau.

1. Sự hiểu biết về nghĩa vụ và quyền lợi của người dân đối với đất nước.

Đáp án:

2. Điều mà pháp luật và xã hội công nhận cho người dân được hưởng, được làm, được đòi hỏi

Đáp án:

3. Việc mà pháp luật hay đạo đức bắt buộc người dân phải làm đối với đất nước, đối với người khác

Đáp án:

Dựa vào nghĩa của tiếng “quyền”, hãy xếp các từ dưới đây thành hai nhóm:

Nhóm 1: Quyền là những điều mà pháp luật và xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi.

Nhóm 2: Quyền là những điều do có địa vị hay chức vụ mà được làm.

  • Quyền hạn
  • Quyền hành
  • Quyền lợi
  • Quyền lực
  • Nhân quyền
  • Thẩm quyền

Tìm các từ đồng nghĩa với từ "bổn phận" trong các từ dưới đây.

  • Nhiệm vụ
  • chức vụ
  • chức năng
  • chức trách
  • trách nhiệm
  • phận sự
  • địa phận
  • nghĩa vụ

Đọc đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:

Lắng nghe loài chim nói

Về thành phố, tầng cao

Về ngăn sông, bạt núi

Điện tràn đến rừng sâu.

Và bạn bè nơi đâu

Và những điều mới lạ…

Cây ngỡ ngàng mắt lá

Nắng ngỡ ngàng trời xanh.

Thanh khiết bầu không gian

Thanh khiết lời chim nói

Bao ước mơ mời gọi

Trong tiếng chim thiết tha

                        (Nghe lời chim nói – Nguyễn Trọng Hoàn)

Dấu ba chấm (…) trong đoạn thơ trên thể hiện điều gì?

Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Đảo ngữ

Cảm nhận cái hay của từ “ngỡ ngàng” trong câu: Cây ngỡ ngàng mắt lá.

Tại sao tác giả lại nói: “Bao ước mơ mời gọi/ Trong tiếng chim thiết tha”?

Viết đoạn ngắn 6 – 8 câu cảm nhận về đoạn thơ trên.