Đề số 8 ôn thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường THCS Cầu Giấy

4/15/2023 12:01:00 AM

Câu nào sau đây có chứa từ gạch chân là từ mang nghĩa gốc?

  • Những hạt mưa rào lộp độp rơi trên lá, nhảy múa dọc theo con đường đất đỏ mờ sương và vui vẻ gõ lanh canh lên mái lò rèn cũ. (L. M. Montgomery)

  • Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về. (Nguyên Hồng)

  • Những chùm quả trong các bụi sao hoa lóng lánh như những chuỗi hạt cườm màu hồng. (Sô-lô-khốp)

  • Hai bàn tay anh to lớn một cách kì dị, đen đúa, nứt nẻ, sần sùi những lớp chai dày cộp.

Cho đoạn văn:

“Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi. Đó là một cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xòe rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.(Theo Lép Tôn-xtôi)

Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

  • Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ nối

Chủ ngữ của câu: Từ trong biển lá xanh rờn đã bắt đầu ngả sang màu úa, ngát dậy một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới mặt trời.” là:

  • Một mùi hương lá tràm bị hun nóng dưới ánh mặt trời
  • Một mùi hương lá tràm bị hun nóng
  • Một mùi hương lá tràm
  • Một mùi hương

Câu nào dưới đây có từ gạch chân không phải là kết từ?

  • Chuồn Chuồn hay đậu trên ngọn cỏ cao bên bờ nước.

  • Mùa xuân trút xuống thành phố cơ man nào là hoa dẻ vàng nhạt với những cánh lốm đốm đỏ.

  • Đường phố các ngõ con dần dần chứa đầy bóng tối.

  • Vỏ của nó không đỏ mà ong óng một màu nâu, nhẵn lì chứ không có gai gồ ghề.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Đồng chiêm phả nắng lên không

Cánh cò dẫn gió qua thung lúa vàng

Gió nâng tiếng hát chói chang

Long lanh lưỡi hái liếm ngang chân trời.”

                  (Nguyễn Duy)

Cách nói “Đồng chiêm phả nắng lên không” có gì lạ và hay?

Các câu tả đồng chiêm, cánh cò, gió thuộc kiểu câu kể nào?

  • "Ai làm gì?"
  • "Ai thế nào?"
  • "Ai là gì?"

Các hình ảnh thơ trong đoạn trên gợi tả bức tranh mùa gặt thế nào?

Trong câu nào dưới đây, dấu phẩy được sử dụng để ngăn cách các vế của câu ghép?

  • Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây. (Theo Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  • Màu sắc ao làng cũng đổi thay theo bốn mùa với xanh bèo cốm, tím bèo sen, ngẩn ngơ hoa súng, vàng tươi, đỏ khé hoa dong riềng. (Vũ Duy Huân)
  • Bầu trời mùa hạ xanh biếc, rộng mênh mông, uốn cong cong trên thành phố.
  • Chúng tôi đang đi bên những thác trắng xóa tựa mây trời, những rừng cây âm âm, những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa. (Theo Nguyễn Phan Hách)

Đọc đoạn sau và cho biết: 

“Cà chua ra quả, sum sê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn và làm ỏe cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. Màu đỏ là màu nhận ra sớm nhất. Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.” (Theo Ngô Văn Phú)

Câu “Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu.” sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Đảo ngữ
  • Cả nhân hóa và so sánh

Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu "Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu".

Em hiểu câu: “Những quả cà chua đầu mùa gieo sự náo nức cho mọi người.” như thế nào?

Những năm tháng dưới mái trường tiểu học thân yêu đi qua đã để lại trong em bao kỉ niệm với thầy cô, với bạn bè…

Em hãy viết một bài văn (15 – 20 câu) kể lại một trong những kỉ niệm sâu sắc, khó quên đó.