Đề số 14 ôn thi môn Tiếng Việt vào lớp 6 trường Nguyễn Tất Thành

5/6/2023 12:01:00 AM

Cho đoạn văn sau:

“(1) Căn hộ hai tầng được xây trên ba mặt sân, theo kiến trúc Tây Ban Nha rất đẹp mắt. (2) Tường nhà màu trắng, cửa vòm cuốn có chấn song bằng sắt. (3) Toàn bộ mái lợp ngói đỏ. (4) Hoa giấy, hoa nhài, dâm bụt nhưng trúc đào chỗ nào cũng thấy, soi bóng trong ánh nắng mai làm khu nhà trông càng đẹp. (5) Căn phòng thoáng mát, không gian bên ngoài đẹp mắt của trong phòng cũng rất dễ chịu. (6) Đồ đạc sắp xếp hợp lí, ấm cúng và sạch bóng.”

+ Đoạn văn trên đã mắc lỗi sai là:

+ Lỗi sai được sửa lại bằng cách:

Những câu dưới đây thuộc hai nhóm: câu ghép sử dụng quan hệ từ và câu ghép sử dụng cặp từ hô ứng. Em hãy chọn ra những câu ghép sử dụng quan hệ từ.

 

  • (1) Nắng trưa đã rọi xuống đỉnh đầu mà rừng sâu vẫn ẩm lạnh, ánh nắng lọt qua lá trong xanh.
  • (2) Thuyền vừa cập bến, những đứa trẻ đã xúm lại xung quanh.
  • (3) Lòng sông trong vắt nhiều sỏi, đá cuội, long lanh ngời dưới ánh nắng mặt trời và nước thì ngả màu xanh cuồn cuộn chảy.
  • (4) Chúng tôi đi đến đâu, rừng rào rào chuyển động đến đấy.
  • (5) Mặt trời đã xuống núi được một lát nhưng phong cảnh vẫn rõ nét trong ánh hoàng hôn êm dịu.
  • (6) Trời đã tối và mặt trăng tròn vành vạnh nhô lên từ sau dãy núi, vẽ những hình vẽ óng ánh màu bạc lên cánh đồng mây phía trên.

Cho các câu văn sau:

(1) Hoa phê mùi thơm đậm ngọt nên thường theo gió bay đi rất (Thu Hà)

(2) Miệng cậu thật đáng yêu, căng mọng mà chẳng cần phải trề ra, đôi môi đỏ thẫm, khóe môi uốn cong dịu dàng tinh tế mà lại khéo không bị trũng xuống thành lúm đồng tiền. (L.M. Montgomery)

(3) Da ấy sẫm ngăm đen, mái tóc đen nhánh đẹp tuyệt lúc nào cũng được hất ngược để lộ vầng trán cao quấn lại thành một búi vụng về sau cổ. (L.M. Montgomery)

Từ gạch chân nào trong những câu văn trên mang nghĩa chuyển?

  • Ngọt
  • Miệng
  • Cổ

Từ gạch chân ở câu văn nào mang nghĩa gốc?

  • (1) & (2)
  • (2) & (3)
  • (1) & (3)
  • Cả (1), (2) & (3)

Đặt câu với từ "ngọt" mang nghĩa gốc.

Đặt câu với từ "miệng" mang nghĩa chuyển.

Đặt câu với từ "cổ" mang nghĩa chuyển.

Đọc các câu sau và cho biết:

(1) Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích.

(2) Có những cây mùa nào cũng đẹp như cây bàng.

(3) Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu

(4) Những lá bàng mùa đông đỏ như đồng ấy, tôi có thể nhìn cả ngày không chán.

(5) Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, nó lại có vẻ đẹp riêng.

(6) Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh.

Hãy sắp xếp các câu trên thành một đoạn văn hoàn chỉnh.

Lưu ý: Em hãy nhấn giữ chuột và kéo thả các câu văn vào vị trí em cho rằng đó là thứ tự sắp xếp đúng.

Cho câu văn sau:

“Họ thích ngồi đó khi ánh chạng vạng buông xuống, lũ bướm đêm trắng bay vòng vòng quanh vườn và mùi bạc hà thấm đẫm trong không khí ướt sương.” (L.M. Montgomery)

+ Từ "khi" trong câu trên có thể thay thế bằng từ .

+ Từ khi thuộc từ loại là .

Các từ gạch chân dưới đây có quan hệ với nhau như thế nào?

a) Tổ quốc, đất nước, giang sơn, sơn hà 

=> Quan hệ là các từ .

b) Thanh lịch, thanh kiếm, thanh huyền 

=> Quan hệ là các từ .

c) Tế bào gốc, quê gốc, bản gốc, gốc cây 

=> Quan hệ là các từ .

Em hãy điền từ ngữ thích hợp vào chỗ trống để có hai câu liên kết với nhau:

a) Căn nhà trên ngọn đồi phía xa kia thật đẹp. nhỏ và hơi mờ đi trong ánh nắng pha lẫn sương mù.

b) Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. xé toạc màn mưa thác trắng.

Nhận định nào dưới đây nêu đúng các chủ ngữ của câu ghép:

Ngoài đường, tiếng mưa rơi lộp độp, tiếng chân người chạy lép nhép.”?

  • Chủ ngữ 1: tiếng mưa, chủ ngữ 2: tiếng chân người.
  • Chủ ngữ 1: tiếng mưa rơi, chủ ngữ 2: tiếng chân người.
  • Chủ ngữ 1: tiếng mưa, chủ ngữ 2: tiếng chân người chạy.
  • Chủ ngữ 1: tiếng mưa rơi, chủ ngữ 2: tiếng chân người chạy.

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Bài học đầu tiên mà trẻ em Nhật Bản học về ứng xử là “mỉm cười” và nói lời cảm ơn. Trong suốt cấp tiểu học và trung học cơ sở, học sinh Nhật Bản đều được học về cách để ứng xử nhã nhặn và đúng mực. Những giờ học của học sinh Nhật Bản trong môn học đạo đức thường có những thời gian thảo luận để các bạn bày tỏ ý kiến, quan điểm về cách ứng xử tốt và chưa tốt. Tại gia đình, trẻ được dạy cách ứng xử lễ phép với những người thân trong gia đình, học cách nói lời cảm ơn và thành thật nhận lỗi khi mắc lỗi. (Theo vn)

(2) “Trên ngọn cây, léo nhéo tiếng những chú vẹt xanh, đôi khi điểm thêm những tiếng kêu trong trẻo như chuông bạc, tiếng của những con chim nhỏ màu xanh xám, ẩn kín dưới lá cây ađauxôni đang chào hỏi nhau. Trước bình minh và sau khi mặt trời lặn có hàng đàn chim sẻ của vùng này bay ngang qua, đông đến nỗi, giá như không có tiếng kêu và tiếng đập cánh của chúng thì có thể tưởng đó là những đám mây.” (Henryk Sienkiewicz)

(3) Trẻ em ở Nhật Bản một tuổi rưỡi đã bắt đầu học làm những việc cá nhân như học xúc cơm, đi dép, kéo khóa áo, cất dọn đồ dùng cá nhân. Khi trẻ được ba tuổi, trẻ gần như hoàn toàn tự làm những công việc liên quan đến phục vụ bản thân. Trẻ em lớp 4-5 ở Nhật Bản thường tự dọn bàn ghế, lấy bát và tự xúc và chia thức ăn. Cha mẹ Nhật luôn khuyến khích con thử làm mọi việc. Họ kiên nhẫn chờ đợi những thành quả nhưng đôi khi là kiên nhẫn để giải thích và cùng con làm lại những việc mà con chưa làm được. Ngoài ra, việc ngủ riêng cũng được cha mẹ coi là một trong những yếu tố giúp cho con trẻ sớm tự lập hơn. (Theo vn)

Đoạn văn nào có nội dung giáo dục trẻ em các kĩ năng sống?

  • (1)
  • (2)
  • (3)

Theo em, đoạn văn nào được trích trong tác phẩm văn học?

  • (1)
  • (2)
  • (3)

Giống như thế giới của con người, những con vật tinh nghịch, đáng yêu cũng có các hoạt động, thói quen, tập tính của chúng. Chính những điều này đã làm nên nét riêng không thể trộn lẫn của mỗi chú chó, mỗi chú mèo…

Dựa vào sự quan sát của mình, hãy viết đoạn văn tả lại hoạt động hoặc thói quen của một con vật nuôi trong nhà.