Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Lương Thế Vinh năm 2025 - Lần 2 (có giải thích đáp án chi tiết cho tài khoản FREE)

12/17/2024 10:40:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lương Thế Vinh được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2025-2026.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Từ “ai” trong câu nào dưới đây là từ dùng để hỏi?

  • Anh ta đem sách này tặng ai vậy?
  • Ông ta gọi mãi nhưng không ai trả lời.
  • Sao chị không báo cho ai chị về vậy?
  • Ai cũng gọi em là Nấm!

Trạng ngữ trong câu: “Với đôi bàn tay khéo léo, các nghệ nhân đã tạo ra những chú tò he ngộ nghĩnh” thuộc loại trạng ngữ nào dưới đây?

  • Trạng ngữ chỉ điều kiện
  • Trạng ngữ chỉ mục đích
  • Trạng ngữ chỉ phương tiện
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Dòng nào dưới đây phân tích đúng chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép:

Lớp lớp hoa giấy rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.

  • “Lớp lớp” là chủ ngữ 1, “hoa giấy rải kín mặt sân’ là vị ngữ 1; “chúng” là chủ ngữ 2, “tản mát bay đi mất’ là vị ngữ 2.
  • “Lớp lớp hoa giấy” là chủ ngữ 1, “rải kín mặt sân’ là vị ngữ 1; “nhưng chỉ cần một làn gió thoảng” là chủ ngữ 2, “chúng tản mát bay đi mất’ là vị ngữ 2.
  • “Lớp lớp hoa giấy” là chủ ngữ 1, “rải kín mặt sân’ là vị ngữ 1; “chúng” là chủ ngữ 2, “tản mát bay đi mất’ là vị ngữ 2.
  • Lớp lớp hoa giấy” là chủ ngữ 1, “rải kín mặt sân, nhưng chỉ cần một làn gió thoảng’ là vị ngữ 1 ; “chúng” là chủ ngữ 2, “tản mát bay đi mất’ là vị ngữ 2.

Dòng nào sau đây là một câu hoàn chỉnh?

  • Hình ảnh bà ngồi nhai trầu bên bậc thềm.
  • Mùa xuân đến.
  • Trên các trảng rộng và xung quanh các lùm bụi thấp mọc theo các lạch nước.
  • Hình ảnh người dũng sĩ đội mũ sắt, mặc áo giáp sắt, cưỡi ngựa sắt, vung roi sắt xông thẳng vào quân giặc.

Kết từ nào trong đoạn: “Tất cả như nhẹ bỗng, tưởng chừng chỉ cần một trận gió ào qua, cây hoa giấy trĩu trịt hoa sẽ bốc bay lên, mang theo cả ngôi nhà lang thang giữa bầu trời ... Hoa giấy đẹp một cách giản dị. Mỗi cánh hoa giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng mảnh hơn và có màu sắc rực rỡ. Lớp hoa giấy rải kín mặt sân nhưng chỉ cần một làn gió thoảng, chúng tản mát bay đi mất.” dùng để nối vế câu với vế câu?

  • Như
  • Nhưng
  • Và, như

Đọc câu sau và cho biết: “Mùi thơm huyền diệu đó hoà với mùi của đất ruộng cày vỡ ra, mùi đậu đã già mà người nông phu hái về phơi nắng, mùi mạ non lên sớm xanh màu hoa lí, mùi khoai sắn, mùi rau cần ở các ruộng xâm xấp nước đưa lên.”

Có bao nhiêu vị ngữ trong câu trên?

  • Một vị ngữ
  • Hai vị ngữ
  • Ba vị ngữ
  • Bốn vị ngữ

Cho đoạn văn sau: “Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa, lâu tan trong không khí... Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn. Hương vị quyến rũ đến kì lạ.”
(Theo Vũ Tú Nam)

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách nào?

  • Lặp từ ngữ, dùng từ ngữ nối
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
  • Dùng từ ngữ nối, thay thế từ ngữ.
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối

Câu nào sau đây có chứa từ in nghiêng là từ mang nghĩa gốc?

  • Gốc cây xù xì, to bè.

  • Những bắp ngô rủ xuống chờ tay người đến bẻ.

  • Mùa xuân, những cánh én lại bay về.

  • Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn.

Cho các câu:

1. Đi dưới rừng cây sau sau, tưởng như đi dưới một vòm lá lợp đầy những ngôi sao xanh. (Ngô Quân Miện)

2. Trên nền trời đen thẳm, những vì sao óng a óng ánh như những vụn vàng. 

3. Phía trên, giữa nền trời Tây Nam trong vắt, một ngôi sao lớn, trắng màu pha lê nhấp nháy như ánh đèn dẫn đường tin cậy. (L. M. Montgomery) 

4. Những ngôi sao lấm tấm như bạc rắc trên bầu trời xanh nhung. 

5. Những ngọn đèn đánh cá như những vì sao rơi trên mặt nước lung linh.

6. Trên nền chân trời, ngôi sao cuối cùng lấp lánh sáng như một giọt bạc. 

Câu nào trong số các câu trên không gợi tả vẻ đẹp của những vì sao?

  • 1, 2
  • 5, 6
  • 1, 5
  • 3, 4

Đọc đoạn văn sau và cho biết: “Sáng sớm hôm sau, tiếng chim kêu ríu rít trong vườn đã đánh thức tôi dậy. Mặt trời còn khuất sau quả đồi, ánh một vùng hồng lên nền trời xanh biếc. Bên kia sông, rừng cây từng lớp nhiều mầu còn mờ lẫn trong màn sương trắng. Dưới chân đồi, những mảnh ruộng mạ non như nhung, những thửa ruộng nước sáng lên như tấm gương. Con đường đất đỏ ngoằn ngoèo qua cánh đồng, người đi chợ trông nhỏ bé như một đàn kiến. Tất cả trời đất trên cao nhìn xuống như cùng ca một bài ca vui vẻ và ham sống, khiến tôi thấy náo nức trong lòng.” (Thạch Lam) 
Đoạn văn trên có bao nhiêu hình ảnh so sánh vật với vật?

  • Một hình ảnh
  • Hai hình ảnh
  • Ba hình ảnh
  • Bốn hình ảnh

Xét về nghĩa, từ không thuộc nhóm: “líu lo, lích chích, ríu rít, tíu tít” là:

  • Líu lo
  • Lích chích
  • Ríu rít
  • Tíu tít

Có bao nhiêu động từ chỉ hoạt động trong câu: “Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không thuộc nhóm khuyên con người nhớ về quê hương cội nguồn?

  • Lá rụng về cội
  • Uống nước nhớ nguồn
  • Trâu bảy năm còn nhớ chuồng
  • Đoàn kết là sống, chia rẽ là chết.

Cho các khái niệm sau:

-Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.

-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

-Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Giữa các nghĩa này có mối liên hệ với nhau.

-Từ đồng âm là các từ có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Dựa vào những khái niệm trên, em hãy cho biết: Các từ sau “ Quê gốc, văn bản gốc, gốc cây, tế bào gốc” thuộc nhóm:

  • Từ đồng nghĩa
  • Từ trái nghĩa
  • Từ đồng âm
  • Từ đa nghĩa

Từ “vạt” trong câu nào dưới đây mang nghĩa “miếng đất hẹp và dài thường dùng để trồng trọt”?

  • Chiếc áo tứ thân được may bằng bốn khổ vải hẹp, có hai vạt trước và hai vạt sau.
  • Anh ấy đang vạt nhọn đoạn tre.
  • Chị ấy đang sửa lại phần vạt áo phía trước.
  • Những vạt nương màu mật đang hiện ra trước mắt tôi.

Phần gạch chân trong câu: “Những con sóng bạc đầu, lấp lánh đuổi nhau dưới ánh nắng ban mai.” làm rõ nghĩa cho từ ngữ nào dưới đây?

  • Con sóng
  • Bạc đầu
  • Đuổi nhau
  • Ánh nắng

Xét về mặt từ loại, nhóm từ “trung kiên, trung nghĩa, trung bình” có điểm gì chung?

  • Đều là tính từ
  • Đều là danh từ
  • Đều là động từ
  • Đều là kết từ

Cho biết các dấu gạch ngang trong câu dưới đây có tác dụng gì?

“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng – những màu vàng rất khác nhau.” (Tô Hoài)

  • Để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
  • Để đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật
  • Để nối các bộ phận trong một liên danh
  • Để liệt kê các sự vật

Xác định chủ ngữ trong câu: “Những hồ chứa nước xanh trong giống như những chiếc gương khổng lồ từ thời đại xa xưa để lại.”

  • Những hồ
  • Những hồ chứa nước
  • Những hồ chứa nước xanh trong
  • Những hồ chứa nước xanh trong giống như những chiếc gương

Câu nào dưới đây không có trạng ngữ chỉ thời gian?

  • Vào mùa xuân, khi các trảng cỏ đã xanh óng ả dưới ánh nắng mặt trời, đó là mùa thi tài của các loài sơn cầm, dã thú.
  • Buổi sáng sớm của cao nguyên, sau những cơn mưa đầu mùa, cây cối như đang lử lả vì trải qua gần sáu tháng ròng chang chang nắng lửa, bỗng tươi tắn hẳn lại.
  • Nhưng đến bình minh, ánh dương vừa lên phá tan sương mù treo trên đụn cát, biến chúng thành muôn vàn ánh cầu vồng.
  • Đó là một ngọn đèn xoay, nó lóe sáng như một ngôi sao sáng rực rỡ trong buổi chiều tà. (L.M.Montgomery)

Câu nào sau đây là câu ghép có cặp kết từ chỉ quan hệ tăng tiến?

  • Trời chưa sáng hẳn, các bác nông dân đã ra đồng.
  • Trời càng nắng gắt, hoa giấy càng bồng lên sặc sỡ.
  • Hồng nhung không chỉ đẹp mà loài hoa này còn rất thơm.
  • Anh ấy không chỉ thông minh mà còn tốt bụng.

Câu nào sau đây không phải là câu ghép?

  • Gió nhẹ, trời trong xanh, nắng ấm áp, làn gió nghịch ngợm lướt qua đồng cỏ và vườn cây.
  • Khi họ lao vào bếp thì ánh sáng đã tắt lịm như bị thổi bay đi; đám mây khủng khiếp che khuất mặt trời, bóng tối bao trùm khắp nơi như thể đang lúc chiều muộn.
  • Những buổi bình minh đẹp trời trên Trường Sơn, khi ánh nắng đang cuốn dần những tầng mây về cuối chân trời để lộ ra khoảng trời cao lồng lộng của đồng cỏ cao nguyên miền tây này, người ta chỉ nghe thấy tiếng chim kêu rộn rã, vượn hót gọi bầy líu lo ven suối.
  • Đôi mắt con bé trở nên sâu thẳm và lấp lánh như sao mai, khuôn mặt ửng hồng hi vọng.

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong đoạn văn: “Và, trên tất cả là những đám mây trắng tuyết như một rặng núi hùng vĩ trên bầu trời phía Nam.

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Điệp ngữ
  • Chơi chữ

Từ nào dưới đây viết sai chính tả?

  • Kể truyện
  • Nóng nảy
  • Tham quan
  • Bàng quan

Đọc câu sau và cho biết:

“Bốn xung quanh đâu đấy đều tươi non, xanh rờn, tiếng họa mi thánh thót đáp lời nhau dịu dàng và rành rọt ở góc vườn.” (Ivan Bunin)

Dòng nào dưới đây không phải tác dụng của phép nhân hóa trong câu trên?

  • Phép nhân hóa làm cho câu văn hay, giàu sức gợi hơn.
  • Phép nhân hóa gợi tả những chú chim hiện lên thật có hồn như những con người đang nhẹ nhàng trò chuyện.
  • Phép nhân hóa cho thấy thế giới thiên nhiên trên trang văn thật sống động, đáng yêu và gần gũi.
  • Phép nhân hóa gợi ra khung cảnh thiên nhiên tươi vui với cây cối xanh rờn, tràn đầy sức sống.