Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lương Thế Vinh được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2025-2026.
Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.
Trong câu: “Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng là vệ sĩ của rừng xanh.” từ ngữ nào cần được đặt trong dấu ngoặc kép?
Từ nào dưới đây viết đúng chính tả?
Trong câu: “Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát.” có mấy động từ?
Chủ ngữ của câu: “Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.” là gì?
Dòng nào dưới đây có từ gạch chân là từ mang nghĩa chuyển?
Nó chạy còn tôi đi
Cầu thủ chạy đón quả bóng
Đồng hồ này chạy chậm
Cứng như thép
Câu nào sau đây là câu ghép?
Cho các câu:
(1) Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.
(2) Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới nệm cho đỡ lạnh
(3) Lại có một mùa đông, Bác Hồ sống ở Pa – ri, thủ đô nước Pháp
(4) Buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò,
Cần sắp xếp các câu đã cho theo trình tự nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?
Đọc đoạn sau và cho biết “ Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi già. Đó là cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.”
Đoạn trên có các loại trạng ngữ nào?
Các câu trong đoạn văn sau của Ai-ma-tốp được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Sấm chuyển ầm ầm. Mưa đổ xuống rào rào, hạt nặng như mưa đá. Hồ Ixứckun bắt đầu gầm gừ, sôi réo lên, sóng vỗ mạnh vào bờ. Đó là cơn giông đầu tiên của mùa xuân.”
“Từ trong đầm lầy ở đầu hồ, vang lên bài đồng ca vui nhộn của những chú ếch.” được viết theo cấu trúc nào sau đây?
Câu: “Tuy trời đã sang hè nhưng buổi sớm ở Sa Pa vẫn lạnh cóng.” thuộc loại câu nào sau đây?
Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Trần Đăng Khoa?
“Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao”
Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa?
Câu “Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.” có mấy vế câu?
Tiếng “thuyền” gồm những bộ phận nào?
Từ “Việt Nam” trong câu “Đó là một món ăn rất Việt Nam.” là:
Phần gạch chân trong câu: “ Vào trong hang Sơn Đoòng, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh đầy lạ lẫm của Trái Đất giống như cách đây hàng trăm triệu năm” là?
Đại từ “nó’’ trong câu “Mặt trời đỏ ối đã xuống thấp dần, cái đĩa cháy rực của nó đã chạm tới viền đám mây xam xám phía đằng tây.” thay thế cho từ ngữ nào?
Nhận định nào đúng với đoạn văn sau:
“Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ, vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ, to như con ngỗng, đậu đến quằn nhánh cây.” (Đoàn Giỏi)
Dòng nào nêu đúng và đủ nhất nghĩa của từ “ngắm” trong câu:
“Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”?
Câu nào dưới đây không có trạng ngữ?
Câu nào sau đây không có kết từ chỉ quan hệ tương phản?
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn: “Tê giác khoác một bộ áo da có nếp gấp trông tựa như một chiếc áo giáp và mang một chiếc sừng nghênh ngang trên sống mũi."
Có bao nhiêu danh từ riêng trong đoạn văn dưới đây: “Buổi chiều, xe dừng lại ở một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá quần áo sặc sỡ, đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt.”
Tác giả đã nhân hóa ngọn Tháp Bút trong câu thơ dưới đây bằng cách nào?
“Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao”