Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Lương Thế Vinh năm 2025 - Lần 3 (có giải thích đáp án chi tiết cho tài khoản FREE)

12/17/2024 10:41:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Lương Thế Vinh được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2025-2026.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 NTT, LTV vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Đoạn văn dưới đây chưa hoàn thiện:

“Mây từ các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuộn nhẵn nhụi và sạch sẽ…” (Ma Văn Kháng)

Em cần thêm bao nhiêu dấu chấm để phân tách các câu trong đoạn trên?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa các từ được in đậm trong câu “Phía xa xa là núi sóc sơn, nơi in dấu chân ngựa sắt phù đổng, người có công giúp hùng vương đánh thắng giặc ân xâm lược.”?

  • Sóc sơn, Phù đổng, Hùng vương, Ân.
  • Sóc sơn, Phù Đổng, Hùng Vương, Ân.
  • Sóc Sơn, Phù Đổng, Hùng vương, Ân.
  • Sóc Sơn, Phù Đổng, Hùng Vương, Ân.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi có một người bạn đồng hành quý báu từ ngày tôi còn là đứa bé 11 tuổi. Đó là chiếc áo sơ mi vải Tô Châu, dày mịn, màu cỏ úa.

Chiếc áo sờn vai của ba dưới bàn tay vén khéo của mẹ đã trở thành cái áo xinh xinh, trông rất oách của tôi. Những đường khâu đều đặn như khâu mấy, thoáng nhìn qua khó mà biết được đấy chỉ là một cái áo may tay. Hàng khuy thẳng tắp như hàng quân trong đội duyệt binh. Cái cổ áo như hai cái lá non trông thật dễ thương. Mẹ còn may cả cái cầu vai y hệt như chiếc áo quân phục thực sự. Cái măng sét ốm khít lấy cổ tay tôi.

Khi cần, tôi có thể mở khuy và xắn tay áo lên gọn gàng. Mặc áo vào, tôi có cảm giác như vòng tay ba mạnh mẽ và yêu thương đang ôm lấy tôi, tôi như được dựa vào lồng ngực ấm áp của ba… Lúc tôi mặc đến trường, các bạn và cô giáo đều gọi tôi là "chú bộ đội". Có bạn hỏi : "Cậu có cái áo thích thật ! Mua ở đâu thế ?" "Mẹ tớ may đấy !" - Tôi hãnh diện trả lời.”

Tác dụng của dấu … trong đoạn trên là:

  • Thể hiện tình cảm yêu thương chan chứa và những xúc động khó diễn tả hết thành lời.
  • Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng.
  • Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.
  • Cả A, B, C

Cho các khái niệm sau:

-Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống hoặc gần giống nhau.

-Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau.

-Từ đa nghĩa là từ có một nghĩa gốc và một hay một số nghĩa chuyển. Giữa các nghĩa này có mối liên hệ với nhau.

-Từ đồng âm là các từ có âm đọc giống nhau nhưng nghĩa khác nhau hoàn toàn.

Dựa vào những khái niệm trên, em hãy cho biết: Các từ gạch chân: “Rừng người, rừng cờ hoa, rừng cây” là các từ:

  • Đồng âm
  • Đồng nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Đa nghĩa

“Phía sau nó, những tia nắng cuối cùng xuyên qua cây rừng, làm những cọng lá thông rực sáng như sắt nung, đẩy bóng tối về nơi chân trời màu tím thẫm.”

Câu trên có mấy đại từ?

  • Một đại từ
  • Hai đại từ
  • Ba đại từ
  • Không có đại từ nào

Từ “mặt” trong trường hợp nào sau đây được dùng theo nghĩa gốc?

(1) Mặt trời chưa xuất hiện nhưng tầng tầng lớp lớp bụi hồng ánh sáng đã tràn lan khắp không gian như thoa phấn trên những tòa nhà cao tầng của thành phố, khiến chúng trở nên nguy nga, đậm nét.

(2) Màn đêm u tối đắp chiếc chăn dạ đen cho mặt hồ phẳng lặng.

(3) Hai bên má bà hóp lại khiến khuôn mặt gầy guộc càng trở nên khắc khổ.

(4) Giọt mưa vẫn còn nằm trên đám lá cây sen cạn như những viên ngọc trai tuyệt trần, không khí có vẻ tươi mát thật dễ chịu; bầy ong vo ve trong cây cỏ ba lá trắng bên dòng suối; chuồn chuồn xanh mỏng tang lấp lánh trên mặt nước...

(5) Ánh nắng xuyên qua các kẽ lá, chiếu xuống mặt đường thành những đốm sáng lung linh. (Hoàng Dạ Thi)

  • (1), (2)
  • (5)
  • (3)
  • (2), (4)

Từ “đá” trong câu “Cạnh kè đá giữa mấy ngọn tùng là mặt nước hồ xám lạnh gợn chút sóng lăn tăn như một tấm gương lâu ngày bám bụi.” (Theo Đoàn Giỏi) có nghĩa khác hoàn toàn với từ “đá” trong trường hợp nào dưới đây?

  • Ném đá giấu tay
  • Đá cầu
  • Ngựa non háu đá
  • Cả B và C

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể Ai thế nào? 

  • Những con sơn ca núi lao vụt từ dưới mặt đất lên không trung, xòe cánh lượn và buông tiếng hót say mê. (Dương Thu Hương)
  • Khi Tháng Giêng vừa đặt chân xuống thế gian, mỗi cành cây trong vườn đều vội vã khoác lên mình tấm áo xanh biếc của chồi non để chào đón mùa xuân.
  • Những cánh hoa đào mịn màng, phơn phớt hồng như màu má em bé.
  • Những chú chim hải âu chao liệng với đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời. (L. M. Montgomery)

Từ nào dưới đây có nghĩa trái ngược với từ “khẳng khiu” trong câu: “Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn”?

  • mập mạp
  • thẳng tắp
  • cao vút
  • gầy guộc

Các câu trong đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

“Màu vàng như ánh nắng cô đúc lại, như vô vàn cánh bướm tí xíu đậu chấp chới khắp cành. Màu vàng ấy là tiếng nói của đất vườn, là lấp lánh những giọt mồ hôi của biết bao tháng ngày đọng lại.” (Phạm Đức)

  • Dùng từ ngữ nối, lặp từ ngữ
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ, dùng từ ngữ nối

Các chủ ngữ trong câu: “Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền  đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều.” là:

  • Chủ ngữ 1 “mùa thu, gió thổi”; chủ ngữ 2 “mặt nước”; chủ ngữ 3 “mặt sông sáng màu ngọc lam”
  • Chủ ngữ 1 “gió”; chủ ngữ 2 “mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền”; chủ ngữ 3 “mặt sông”
  • Chủ ngữ 1 “gió”; chủ ngữ 2 “mây”; chủ ngữ 3 “mặt sông sáng màu ngọc lam”
  • Chủ ngữ 1 “gió”; chủ ngữ 2 “mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền”; chủ ngữ 3 “mặt sông sáng màu ngọc lam”

Câu nào dưới đây đặt dấu phân cách chủ ngữ và vị ngữ đúng?

  • Những thân cây to lớn, nhẵn nhụi đứng bất động trong bóng râm màu xanh của những cành cây xòe rộng, tầng này chồng lên tầng kia/ tạo thành mái che rậm rạp, khiến cho ánh mặt trời chói chang tháng Sáu khi lọc qua những lớp cành này chỉ còn là những cái đốm vàng dễ vỡ trên mặt đất. (Richard Adams)
  • Những đám mây/ khổng lồ, nặng trĩu hơi nước lừng lững bay đầy trời để lại những cái bóng nặng nề trên ngôi nhà cổ. (R. L. Stine)
  • Bầu không khí tĩnh mịch, mát mẻ của ban mai/ chỉ bị náo động bởi tiếng hót no mồi của đàn sáo sậu trên cây thanh lương trà màu san hô trong khoảng rậm của khu vườn, bởi tiếng người nói và tiếng táo đổ rào rào vào những thưng, những thùng gỗ. (Theo Ivan Bunin)
  • Những giọt nước lọt qua kẽ tay em rơi lách tách xuống mặt sông tạo thành âm thanh trong trẻo/ như ai đó đang dạo khúc nhạc trên phím đàn tơ-rưng. (Kim Viên)

Cho câu văn: “Khi chiều xuống, mặt trời khuất dần sau dãy núi phía xa, những chú chim vội vã bay về tổ.”

Câu trên vừa có thể là câu đơn, vừa có thể là câu ghép. Khi là câu đơn, bộ phận “mặt trời khuất dần sau dãy núi phía xa” của câu sẽ trả lời cho câu hỏi nào ?

  • Khi nào?
  • Làm gì?
  • Ở đâu?
  • Như thế nào?

Cặp từ nào dưới đây không phải là cặp kết từ để nối vế câu ghép?

  • Tuy…. nhưng
  • Do… nên
  • Hễ …thì
  • Vừa…đã

Câu văn nào dưới đây là câu ghép có sử dụng một kết từ để nối các vế câu?

  • Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt. (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
  • Trời chưa rạng nhưng một thứ ánh sáng tai tái đã vươn nhẹ trên những đầu cây mận còn im lìm ngái ngủ trước sân những ngôi nhà nhỏ. (Đoàn Giỏi)
  • Những ráng chiều màu đỏ, màu da cam chất ngất ở phía tây, trải lên mặt đất thứ ánh sáng như đồng chảy. (Dương Thu Hương)
  • Buổi sáng sớm của cao nguyên, sau những cơn mưa đầu mùa, cây cối như đang lử lả vì trải qua gần sáu tháng ròng chang chang nắng lửa bỗng tươi tắn hẳn lại. (Thiên Lương)

Cho đoạn văn sau:

Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải - con sông in đậm dấu lịch sử một thời chống mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh lũy tre làng và những rặng phí lao rì rào gió thổi. Từ cầu hiền lương, thuyền xuôi khoảng sau cây số nữa là gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là cửa tùng. Bãi cát ở đây thường được ngợi ca là “Bà Chúa của các bãi tắm”. 

Có bao nhiêu từ viết sai quy tắc viết hoa trong đoạn văn trên?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Chọn nhận định đúng về cấu tạo tiếng của tiếng “ương”:

  • Tiếng “ương” được cấu tạo bởi âm đầu “ư”, vần “ơng”, thanh ngang.
  • Tiếng “ương” được cấu tạo bởi vần “ương” và thanh ngang.
  • Tiếng “ương” được cấu tạo bởi âm đầu “ươ”, vần “ng” và thanh ngang.
  • Tiếng “ương” được cấu tạo bởi âm đầu “ư”, vần “ơng” và không có thanh.

Dòng nào nêu đúng nghĩa của từ “tựa” trong câu “Ngôi nhà tựa bài thơ sắp làm xong.”?

  • Bài viết ở đầu sách trình bày một số điểm cần thiết về cuốn sách đó
  • Áp sát vào vật gì để nhờ vào đó mà giữ ở nguyên một tư thế nhất định
  • Giống như
  • Bộ phận của ghế, dùng để tựa lưng vào khi ngồi.

Có thể thay từ “tân kì” trong câu “Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.” bằng từ nào dưới đây?

  • mới lạ
  • đẹp đẽ
  • nhỏ nhắn
  • ngộ nghĩnh

Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể “Ai là gì?”

  • Lan đã mặc thử chiếc áo đó, ấm ơi là ấm.
  • Những đêm trăng sáng, dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
  • Mỗi chiếc nấm là một lâu đài kiến trúc tân kì.
  • Cả B và C

Câu “Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. ” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích  nói?

  • câu kể
  • câu hỏi
  • câu khiến
  • câu cảm

Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh?

  • Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
  • Tàu dừa – chiếc lược chải vào mây xanh
  • Cây dừa xanh toả nhiều tàu Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
  • Cả A và B

Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.” khuyên chúng ta điều gì?

  • Chúng ta nên ăn chay hàng ngày.
  • Chúng ta nên ăn chay cả tháng và sống thật thà, ngay thẳng.
  • Chúng ta nên ăn ngay nói thẳng, tôn trọng sự thật và sống chân thật, thật thà.
  • Chúng ta nên nói năng khiêm tốn, thật thà.

Đọc đoạn  thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Với đôi cánh đẫm nắng trời

Bầy ong bay đến trọn đời tìm hoa.

Không gian là nẻo đường xa

Thời gian vô tận mở ra sắc màu.

Tìm nơi thăm thẳm rừng sâu

Bập bùng hoa chuối, trắng màu hoa ban.

Tìm nơi bờ biển sóng tràn

Hàng cây chắn bão dịu dàng mùa hoa.

Tìm nơi quần đảo khơi xa

Có loài hoa nở như là không tên…”

(Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu)

Từ “đẫm” trong câu thơ: Với đôi cánh đẫm nắng trời” gợi ra điều gì?

  • Từ “đẫm” gợi tả vẻ đẹp huyền ảo, thần tiên của đôi cánh bầy ong dưới ánh nắng mùa hạ.
  • Từ “đẫm” gợi ra đôi cánh vàng óng như thấm đẫm nắng trời rực rỡ của bầy ong.
  • Từ “đẫm” gợi ra bao hành trình cần mẫn, chăm chỉ tìm hoa lấy mật của bầy ong. Qua bao mùa nắng, đôi cánh nhỏ bé ấy như thấm đẫm cả nắng trời.
  • Cả B và C

Việc lặp lại cụm từ “tìm nơi” trong đoạn thơ thứ hai có tác dụng gì?

  • Việc lặp lại nhiều lần cụm từ “tìm nơi” nhằm nhấn mạnh hành trình cần mẫn, chăm chỉ, chịu khó tìm hoa, lấy mật của bầy ong.
  • Việc lặp lại nhiều lần cụm từ “tìm nơi” làm nổi bật công việc tìm hoa lấy mật vô cùng thầm lặng của bầy ong.
  • Việc lặp lại nhiều lần cụm từ “tìm nơi” khiến đoạn thơ trở nên giàu nhịp điệu và có điểm nhấn hơn.
  • Cả A và C đều đúng.