Trong câu: “Với sức khỏe tung hoành trên trời cao, đại bàng xứng đáng là vệ sĩ của rừng xanh.” từ ngữ nào cần được đặt trong dấu ngoặc kép?
Có bao nhiêu từ láy là động từ trong các từ sau: ngân nga, thấp thoáng, tới tấp, xốn xang, cuống quýt ?
Trong câu sau có mấy động từ?
“Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát.”
Chủ ngữ của câu: “Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran.” là gì?
Nó chạy còn tôi đi
Cầu thủ chạy đón quả bóng
Đồng hồ này chạy chậm
Cứng như thép
Cho các câu:
(1) Bác trọ trong một khách sạn rẻ tiền ở xóm lao động.
(2) Tối về Bác lấy viên gạch ra, bọc nó vào một tờ giấy báo cũ, để xuống dưới nêm cho đỡ lạnh.
(3) Lại có 1 mùa đông, Bác hồ sống ở Pa - ri, thủ đô nước Pháp.
(4) Buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào bếp lò.
Cần sắp xếp các câu đã cho theo trình tự nào sau đây để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh?
Đọc đoạn sau và cho biết:
“Bên vệ đường, sừng sững một cây sồi già. Đó là cây sồi lớn, hai người ôm không xuể, có những cành có lẽ đã gãy từ lâu, vỏ cây nứt nẻ đầy vết sẹo. Với những cánh tay to xù xì không cân đối, với những ngón tay quều quào xoè rộng, nó như một con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.”
Đoạn trên có các loại trạng ngữ nào?
Các câu trong đoạn văn sau của Ai-ma-tốp được liên kết với nhau bằng cách nào?
“Sấm chuyển ầm ầm. Mưa đổ xuống rào rào, hạt nặng như mưa đá. Hồ Ixứckun bắt đầu gầm gừ, sôi réo lên, sóng vỗ mạnh vào bờ. Đó là cơn giông đầu tiên của mùa xuân.”
Câu: “Từ trong đầm lầy ở đầu hồ, vang lên bài đồng ca vui nhộn của những chú ếch.” được viết theo cấu trúc nào sau đây?
Câu: “Tuy trời đã sang hè nhưng buổi sớm ở Sa Pa vẫn lạnh cóng.” thuộc loại câu nào sau đây?
Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Trần Đăng Khoa?
“Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực
Bên hồ ngọn Tháp Bút
Viết thơ lên trời cao.”
Cho các câu văn sau:
“Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm.”
Các câu trên có mấy từ ghép, mấy từ láy?
Câu sau có mấy vế câu?
“Khi bà mỉm cười, hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả, đôi mắt ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.”
Cho biết các dấu gạch ngang trong câu dưới đây có tác dụng gì?
“Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.” (Tô Hoài)
Trong bài “Sang thu”, tác giả Hữu Thỉnh đã viết:
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu.
Ghi lại các từ láy trong hai khổ thơ trên.
Đáp án: (Học sinh viết đáp án theo thứ tự xuất hiện trong đoạn thơ).
.
Trong hai khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào?
Đáp án: Trong hai khổ thơ trên, tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật .
Từ “chùng chình” trong câu: “Sương chùng chình qua ngõ/ Hình như thu đã về” gợi tả điều gì?
Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về hai khổ thơ trên.
Em hãy đóng vai một chú chim hải âu đang bay lượn trên bầu trời trong xanh, cao vời vợi tả lại cảnh biển lúc bình minh.