Đề số 10 ôn thi Tiếng Việt vào lớp 6 trường Ngôi Sao HN

2/18/2023 12:01:00 AM

Hai vế của câu ghép sau được nối với nhau bằng cách nào?

Năm 1341, vua Trần Dụ Tông lên ngôi nhưng về cuối đời, vua chỉ thích ăn chơi hưởng lạc, bỏ bê công việc triều đình, mặc cho quan lại sách nhiễu dân chúng.

  • Nối trực tiếp (không dùng từ nối)
  • Nối bằng một quan hệ từ
  • Nối bằng một cặp quan hệ từ
  • Nối bằng một cặp từ hô ứng

Câu sau do mấy cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành?

      "Màu đỏ tía dịu dàng của nắng chiều vẫn rọi sáng bầu trời phía Tây nhưng trăng đang mọc và mặt nước lặng yên như một hồ nước bạc mênh mông dưới ánh trăng."

  • 1 cụm chủ ngữ - vị ngữ
  • 2 cụm chủ ngữ - vị ngữ
  • 3 cụm chủ ngữ - vị ngữ
  • 4 cụm chủ ngữ - vị ngữ

Từ “trong” ở cụm từ “phất phới bay trong gió”“nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào?

  • Đó là một từ nhiều nghĩa.
  • Đó là hai từ đồng âm.
  • Đó là hai từ đồng nghĩa.
  • Đó là hai từ trái nghĩa.

Cho các từ: "nhầm lẫn, giành giật, ngoằn ngoèo, bàn tán". Từ không cùng từ loại với các từ trong nhóm trên là:

  • Nhầm lẫn
  • Giành giật
  • Ngoằn ngoèo
  • Bàn tán

Từ "thấp thoáng" trong câu văn sau đây có thể được thay thế bằng từ nào?

     "Màu đỏ cam tươi roi rói của những quả nhót chín thấp thoáng dưới tán lá thẫm đã làm cho tôi thèm đến nao lòng…" (Tháng ba mùa nhót chín, Kim Thư) 

  • Ẩn nấp
  • Lấp ló
  • Đung đưa
  • Lắc lư

 Xác định câu ghép có trong đoạn văn sau:

(1)Cái hình ảnh còn lại trong tôi về cô, đến bây giờ vẫn còn rõ nét. (2)Cô tôi người dong dỏng cao, luôn luôn mặc áo quần đen rách vá. (3)Gặp cô lúc nào cũng thấy cô đội cái rổ lớn trên đầu. (4)Trên chiếc rổ đó, cô thường úp những cái nón mới cô vừa làm xong để mang lên chợ bán.(5) Vì cái rổ có nón úp đó nên nhìn cô càng thấy cao và gầy thêm.

(“Cây bánh Tét của người cô”- Phạm Hổ)

  • Câu (1), (2).
  • Câu (2), (4).
  • Câu (2).
  • Câu (5).

Đọc đoạn thơ sau:

Chắt trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ làm say đất trời.

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

(Nguyễn Đức Mậu)

Em hiểu từ “thay” trong câu “Lặng thầm thay những con đường ong bay” như thế nào ?

Ta có nên đảo lại trật tự của chủ ngữ và vị ngữ trong câu thơ “Lặng thầm thay những con đường ong bay” không?

Hãy chỉ ra biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ cuối?

Hai câu thơ cuối sử dụng biện pháp nghệ thuật .

Hãy nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ cuối?

Nêu cảm nhận của em về hình ảnh bầy ong trong đoạn thơ trên.

Ca dao xưa có câu:

Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy

Nghĩ sao cho thoả những ngày gian lao.

Dựa vào ý nghĩa bài ca dao trên, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) kể một câu chuyện về cha mẹ hoặc thầy cô giáo.