Ước mơ
Một cậu học trò lớp ba viết rằng cậu muốn trở thành một diễn viên hài trong bài tập làm văn của mình. Người bố nói: “Không có chí lớn”, còn thầy giáo phê: “Thầy chúc em mang tiếng cười cho toàn thế giới!” (Nguồn: http://giaoducso.vn)
Cậu học trò trong câu chuyện có ước mơ gì?
Trong câu chuyện, ai là người không đề cao ước mơ của cậu bé?
Em hiểu lời chúc của thầy giáo có ý nghĩa như thế nào?
Dòng nào dưới đây có cùng ý nghĩa với lời phê mà thầy giáo dành tặng cho cậu bé trong câu chuyện?
Bài học mà câu chuyện muốn nhắn nhủ tới người đọc là gì?
Từ nào dưới đây viết sai chính tả?
Từ nào dưới đây viết không đúng theo quy tắc viết tên người nước ngoài?
Dòng nào viết đúng quy tắc viết hoa?
Câu “Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.” (Xuân Diệu) có mấy tiếng, mấy từ?
Trường hợp nào dưới đây không phải là một từ phức?
Dòng nào chỉ gồm các từ ghép phân loại?
Từ “Việt Nam” trong câu “Đó là một món ăn rất Việt Nam.” là:
Cặp quan hệ từ trong câu: “Nếu tôi có màu vẽ thì tôi sẽ vẽ cả vầng mặt trời buổi
sáng này, cả dãy núi xanh điểm những vệt trắng kia, cả cánh đồng cỏ linh lăng long lanh sương sớm và cả cây hướng dương mọc hoang bên bờ kênh kia.” (Theo Ai- ma-tốp) biểu thị quan hệ gì?
Từ “cánh” trong câu “Máy bay đã cất cánh.” và từ “cánh” trong câu “Cánh hoa nhỏ như vảy cá, hao hao giống cánh sen con, lác đác vài nhụy, li ti giữa những cánh hoa..” là hiện tượng:
Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khẳng khiu” trong câu: "Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn."?
Chủ ngữ của câu “Mùi thơm của sầu riêng là mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái vị của mật ong già hạn.” là:
Trạng ngữ trong câu “Thiếu niên, vì tổ quốc, luôn sẵn sàng.” bổ sung ý nghĩa gì cho câu?
Câu nào sau đây thuộc kiểu câu kể “Ai là gì?”?
Câu nào sau đây là câu khiến?
Dấu hai chấm trong câu “Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.” (Theo Đất nước ngàn năm) có tác dụng gì?
Đại từ “nó’’ trong câu “Mặt trời đỏ ối đã xuống thấp dần, cái đĩa cháy rực của nó đã chạm tới viền đám mây xam xám phía đằng tây.” thay thế cho từ ngữ nào?
Chủ ngữ của câu “Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về có cấu tạo là:
Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp so sánh?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Câu tục ngữ “Một câu nói ngay bằng ăn chay cả tháng.” khuyên chúng ta điều gì?
Chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Cho các đoạn thơ sau:
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
(Sang năm con lên bảy, Vũ Đình Minh)
Trong đoạn thơ trên, người cha đã nói với con rất nhiều thay đổi khi con lớn lên. Đó là những thay đổi nào?
Đặt một câu có từ “hạnh phúc” là tính từ.
Em hiểu các câu thơ sau: “Hạnh phúc khó khăn hơn/ Mọi điều con đã thấy/ Nhưng là con giành lấy/ Từ hai bàn tay con.” như thế nào?
Viết đoạn văn từ 8-10 câu nêu cảm nhận của em về đoạn thơ:
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.