Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Archimedes được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.
Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Archimedes, Ngôi sao HN vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi.
CHIẾC CHẬU NỨT
Một người có hai cái chậu lớn để khuân nước. Một trong hai cái chậu có vết nứt, vì vậy khi khuân nước từ giếng về, nước trong chậu chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên rất tự hào về sự hoàn hảo của mình còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ.
Một ngày nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!"
- "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?"
- "Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của ông!"
- "Không đâu, khi đi về ngươi hãy chú ý đến những luống hoa bên vệ đường."
Quả thật, dọc bên vệ đường là những luống hoa rực rỡ. Cái chậu nứt cảm thấy vui vẻ một lúc nhưng rồi về đến nhà nó vẫn còn chỉ phân nửa nước.
- "Tôi xin lỗi ông!"
- "Ngươi không chú ý rằng hoa chỉ mọc bên này đường, phía của ngươi thôi sao? Ta đã biết được vết nứt của ngươi và đã tận dụng nó. Ta gieo những hạt giống hoa bên vệ đường phía bên ngươi và trong những năm qua, ngươi đã vun tưới cho chúng. Ta hái những cành hoa đó để trang hoàng căn nhà. Nếu không có ngươi, nhà ta sẽ không ấm cúng và duyên dáng như thế này đâu."
Mỗi con người chúng ta đều như cái chậu nứt. Hãy tận dụng vết nứt của mình.
(Sưu tầm)
Vết nứt của chiếc chậu biểu trưng cho:
Nhận định nào dưới đây về luống hoa trong câu chuyện là đúng?
Chi tiết sau cho thấy điều gì?
"Mặc dù cái chậu nứt chỉ mang được phân nửa nước về nhưng nó lại có thể làm cho những luống hoa bên đường trở nên tươi tốt."
Ý nào dưới đây phù hợp để nói về đặc điểm, hoàn cảnh của nhân vật chiếc chậu nứt?
Đâu là bài học ý nghĩa mà em nhận được sau khi đọc câu chuyện trên?
Từ "sâu" trong câu nào dưới đây mang nghĩa "có độ sâu lớn hơn mức bình thường"?
Tiếng lích chích chim sâu trong lá.
Con sâu làm rầu nồi canh.
Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
Sâu răng sữa là một bệnh rất phổ biến ở trẻ em.
Đoạn văn sau có bao nhiêu câu khiến?
"Mặt trời đã xế bóng ngang các sườn đồi nhưng tôi cảm thấy dường như còn chần chừ không muốn lặn, còn muốn nhìn tôi. Ánh mặt trời tô điểm con đường tôi đi: mặt đất rắn mùa thu trải qua dưới chân tôi nhuộm thành màu đỏ, màu hồng, màu tím. Từng cụm bông lau khô vun vút bay hai bên như những tia lửa lập loè. Mặt trời rọi lửa lên những chiếc cúc mạ bạc trên tấm áo đầy mụn vá tôi mặc. Hay tôi cứ chạy đi, trong lòng hoan hỉ nói với đất trời, với gió mây: "Hãy nhìn tôi đây! Hãy nhìn xem tôi đang kiêu hãnh chừng nào! Tôi sẽ học hành, tôi sẽ đến trường và sẽ dẫn các bạn khác đến." (Ai - ma - tốp)
Dấu chấm lửng (dấu ba chấm) trong câu văn sau có tác dụng gì ?
"Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, ..."
Những đại từ nào xuất hiện trong đoạn văn sau?
"Thế là chúng tôi đi trẩy hội theo Chuồn Chuồn. Họ bay trên không. Chúng tôi đi dưới. Đôi lúc khoái chí tôi cũng cất cánh bay chơi một quãng. Trên đường còn gặp vô khối khách nô nức trẩy hội. Vui lắm!"
Từ "bất cẩn" trong câu: "Sau cuộc đua thứ nhất, thỏ nhận ra rằng nó thua vì quá tự tin, bất cẩn và thiếu kỉ luật." có nghĩa là gì?
Chỉ ra các phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn:
"Bác thợ rèn cao lớn, cao lớn nhất vùng, vai cuộn khúc, cánh tay ám đen khói lửa lò và bụi búa sắt. Bác có đôi mắt lọt trong khuôn mặt vuông vức dưới rừng tóc rậm dày, đôi mắt trẻ to, xanh, trong ngời như thép. Quai hàm bạnh của bác rung lên với những tràng cười. Những tiếng thở rền vang như ngáy, giống như nhịp thở phì phò của ống bễ… Tôi được ngắm bác thợ rèn lần đầu vào một buổi chiều thu. Bác đang rèn một lưỡi cày. Áo sơ-mi phanh ra để lộ bộ ngực lực lưỡng mà mỗi hơi thở làm hằn lên những chiếc sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy. Bác ngửa người ra sau lấy đà rồi giáng búa xuống. Và cứ thế, luôn luôn như thế không lúc nào dừng, thân hình bác lắc lư, uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh liệt của các cơ bắp." (Ê-min Dô-la)
Câu "Tuy ông Đỗ Đình Thiện hết lòng ủng hộ cách mạng nhưng ông không hề đòi hỏi một sự đền đáp nào." được nối với nhau bằng cách nào?
Chỉ ra bộ phận vị ngữ trong câu:
"Cả dòng sông, cả cánh rừng, cả những tàu dừa ngả xuống nước, cả những bông sen đang e ấp cũng đang nhuốm bạc, cũng vùng vẫy trong suối vàng vô tận, lấp lánh."
Cách diễn đạt nào sau đây không cần thiết phải sử dụng quan hệ từ?
Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ nhiều nghĩa?
Trong số những từ "lòa xòa, lủng lẳng, lấp lánh, loạt soạt", từ nào không cùng nhóm với các từ còn lại?
Đọc đoạn sau và cho biết:
"Em vươn vai đứng dậy
Trái Đất đã xanh rồi
Giữa biêng biếc mây trời
Tiếng chim vui ngọt quá
Quàng khăn xanh biển cả
Khoác áo thơm hương rừng
Trái Đất mang trên lưng
Những đứa con của đất" (Nguyễn Lãm Thắng)
Theo em hành động "quàng khăn xanh biển cả" và "khoác áo thơm hương rừng" là của:
Em hãy nhập vai vào một trong những con vật có trong đoạn trên và kể lại một ngày hội ở rừng xanh.