Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Archimedes năm 2024 - Lần 2

2/14/2022 9:37:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Archimedes được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Archimedes, Ngôi sao HN vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Đọc các đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Đây là công trình kiến trúc tuyệt đẹp. Đền thờ được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng nhiều loại đá quý được lấy từ nhiều nơi trên thế giới. Vì thế, màu sắc của đền thờ sẽ thay đổi theo sắc nắng và thời tiết. Ngoài ra, ngôi đền còn nằm ở vị trí “đắc địa” nên cảnh quang nơi đây vô cùng đẹp.

Nằm cạnh bên dòng sông Yamuna, ngôi đền càng trở nên huyền ảo và thơ mộng. Nếu có dịp đến đây vào lúc bình minh hoặc hoàng hôn, bạn sẽ cảm nhận ngôi đền như phát ra ánh hào quang rực rỡ khiến bạn chìm đắm trong vẻ đẹp này. Vào những đêm trăng tròn, ngôi đền càng lung linh giữa màn đêm yên tĩnh.

Nhận định nào dưới đây đúng với các từ in đậm trong các đoạn trên?

  • Các từ in đậm trong đoạn trên đều là quan hệ từ.
  • Các từ in đậm trong đoạn trên bao gồm quan hệ từ và đại từ.
  • Các từ in đậm trong đoạn trên bao gồm quan hệ từ, đại từ và danh từ.
  • Các từ in đậm trong đoạn trên bao gồm quan hệ từ, động từ, danh từ.

Dấu hai chấm trong đoạn sau có tác dụng gì?

Ánh nắng lướt đi rất nhanh, đổi màu thoăn thoắt: vàng ruộm trên cánh đồng thơm nồng mùa gặt, nâu sẫm trên luống đất vừa gieo hạt, đỏ rực trên mái ngói, xanh mướt trên những vườn cây um tùm,...  (Ngọc Minh)

  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Báo hiệu sự xuất hiện của những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  • Ngăn cách các vế trong một câu ghép.

Từ “lung linh” trong câu “Lúc mặt trời biến mất cũng là lúc hàng triệu vì sao xuất hiện, phản chiếu ánh sáng lung linh qua mặt nước dát bạc.” bổ nghĩa cho từ nào? (Huyền Chip)

  • mặt trời
  • vì sao
  • ánh sáng
  • mặt nước

Nhận định nào đúng về câu:

“Đôi mắt nâu trầm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc.” (Tô Hoài)

  • Đây là câu đơn có nhiều vị ngữ.
  • Đây là câu ghép có 3 vế câu.
  • Đây là câu đặc biệt khuyết chủ ngữ.
  • Đây là câu ghép có 2 vế câu.

Câu nào dưới đây có từ viết sai chính tả?

  • Mùa thu, sương bản lảng tan và còn đọng long lanh trên lá cỏ mỗi sớm mai. (Theo Huỳnh Thị Thu Hương)
  • Những giọt mưa thu cũng dịu dàng, se sẽ như tiếng bước chân nhón nhẹ nhàng trên thảm lá khô. (Theo Huỳnh Thị Thu Hương)
  • Mùa thu, những khu vườn đầy lá vàng xao động, trái bưởi bỗng tròn căng đang chờ đêm hội rằm phá cỗ. (Theo Huỳnh Thị Thu Hương)
  • Rồi trăng không còn khuyết, tròn vành vạnh khi đến giữa mùa thu. (Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

Chủ ngữ trong câu sau là:

“Tia nắng ban mai xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm chú chim non bừng tỉnh giấc, bay bút lên trời rồi cất tiếng hót líu lo.” (Theo Huỳnh Thị Thu Hương)

  • Tia nắng ban mai
  • Tia nắng ban mai ; chú chim non
  • Tia nắng ban mai xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn
  • Tia nắng ban mai xuyên qua kẽ lá, soi vào chiếc tổ xinh xắn làm chú chim non

Câu “Còn về đêm, trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây trên bầu trời ngoài cửa sổ, lúc thì như chiếc đèn lồng thả ánh sáng xuống đầy sân.” thuộc kiểu câu kể nào?

  • Câu kể: Ai là gì?
  • Câu kể: Ai làm gì?
  • Câu kể: Ai thế nào?
  • Câu đơn

Đọc đoạn thơ sau:

Hồ Chí Minh

Người ở khắp nơi nơi

Hồn biển lớn đón muôn lời thủ thỉ

Lắng từng câu, từng ý chưa thành

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trǎm dòng máu nhỏ

Người ngồi đó, với cây chì đỏ

Vạch đường đi, từng bước, từng giờ...(Tố Hữu)

Trong câu thơ số 5 “Người là Cha, là Bác, là Anh “ có mắc lỗi chính tả nào hay không? Vì sao?

  • Câu này có mắc lỗi chính tả, vì các từ “cha, anh, bác” là danh từ chung, chúng ta không được viết hoa.
  • Câu này không mắc lỗi chính tả, vì các từ “Cha, Bác, Anh” là danh từ riêng đặc biệt trong Tiếng Việt.
  • Câu này không mắc lỗi chính tả, vì các từ “Cha, Bác, Anh” dùng để gọi Bác Hồ nhằm thể hiện sự trân trọng, kính trọng của nhà thơ đối với Bác.
  • Câu này có mắc lỗi chính tả, ta chỉ được viết hoa từ “Bác” chứ không được viết hoa các danh từ chung “Cha, Anh”.

Câu “Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh.” (Vũ Tú Nam) có sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • Nhân hóa
  • Nhân hóa và so sánh
  • So sánh
  • Nhân hóa, so sánh, đảo ngữ

Câu nào dưới đây có trạng ngữ chỉ nơi chốn?

  • Chiều chiều hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, lọc qua không khí rồi bay nhẹ đến, rồi thoáng cái lại bay đi. (Băng Sơn)
  • Khu vườn còn mờ mờ trong sương và đâu đây, vang lên tiếng hót ríu rít của những chú chim sẻ.
  • Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. (Nguyễn Quỳnh)
  • Cả A, B và C đều có trạng ngữ chỉ nơi chốn.

Câu tục ngữ nào dưới đây không thuộc nhóm: khuyên con người không nản lòng khi gặp khó khăn?

  • Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo.
  • Một lần ngã, một lần khôn
  • Hãy lo bền chí câu cua Dù ai câu chạch, câu rùa mặc ai!
  • Lửa thử vàng gian nan thử sức.

Đọc đoạn trích sau:

Đền thờ Taj Mahal tọa lạc tại thành phố Agra, bang Uttar Pradesh, thuộc phía Bắc Ấn Độ. Ngôi đền được kiến trúc sư đại tài người Iran, ông Ustad Tsa vẽ thiết kế và với sự đóng góp của 20.000 công nhân và thợ thủ công. Đặc biệt là hơn 1.000 con voi được dùng để chở vật liệu từ nhiều vùng trong và ngoài Ấn Độ để xây dựng, khắc tạc nên ngôi đền diễm lệ, thanh cao.

Có bao nhiêu danh từ chỉ người trong đoạn trên?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Đoạn văn dưới đây miêu tả cây cà chua vào thời điểm nào?
"Cây cà chua vươn những ngọn, những tán toả hết sức mình. Những tầng lá như thảm đen, thêu màu xanh, phủ kín mặt ruộng. Rồi từ trong cái chăn hoa gấm xanh ấy bỗng hiện thêm những chùm hoa vàng xinh xắn. Hoa điểm xuyết từ gốc lên ngọn, hoa sai chi chít. Nắng gửi thêm màu đẹp trên hoa. Hoa như đàn bướm đồng nhỏ bạt ngàn chui rúc trong mọi tầng lá của vùng bãi bát ngát."

(Theo Ngô Văn Phú)

  • Khi cây đơm hoa
  • Khi cây kết trái
  • Khi cây nảy mầm
  • Khi cây héo tàn

Từ “thoang thoảng” trong câu “Trải khắp cánh đồng là ráng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa chín và hương sen.” (Theo Nguyễn Thụy Kha) là:

  • Tính từ
  • Động từ
  • Từ ghép
  • Danh từ

Đọc đoạn văn sau:

Chiều hè ở ngoại ô thật mát mẻ và cũng thật yên tĩnh. Khi những tia nắng cuối cùng nhạt dần cũng là khi gió bắt đầu lộng lên. Không khí dịu lại rất nhanh và chỉ một lát, ngoại ô đã chìm vào nắng chiều.  (Theo Nguyễn Thụy Khoa)

Tác giả đã sử dụng những giác quan nào để miêu tả khung cảnh chiều hè ngoại ô trong đoạn trên?

  • xúc giác, thính giác, thị giác, khứu giác
  • xúc giác, thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác
  • thính giác, thị giác
  • xúc giác, thính giác, thị giác

Đọc đoạn sau:

Tại sao mèo hay liếm lông của mình

Sau khi phơi nắng mèo hay nằm dưới đất liếm lông. Nhờ vậy lông của nó trở nên sạch sẽ và mượt mà hơn. Nhiều người nghĩ rằng mèo liếm lông là để tự tắm. Điều đó không đúng, chúng không cần tắm mà đang ăn chất dinh dưỡng. Một số chất bẩn trên lông mèo trở thành vitamin D sau khi hấp thụ ánh sáng mặt trời. Vậy thực tế mèo đang ăn vitamin D, nếu thiếu vitamin D mèo sẽ trở nên ủ rũ mỗi ngày.

(Theo sunflower247.net)

Từ gạch chân nào trong đoạn trên mang nghĩa chuyển?

  • Sạch sẽ
  • Bẩn
  • Ánh sáng
  • Mặt

Dòng nào dưới đây mắc lỗi dùng từ ngữ không phù hợp?

  • Hoa sữa đã nở bung lấn át cả sắc xanh của lá, gửi vào trong gió mùi hương rất thơm ngát, nồng nàn và quyến rũ.
  • Trong chiến tranh chống Mỹ, thanh niên quê em hăng hái lên đường và có người đã chết cho Tổ quốc.
  • Bà ngoại em đã già nhưng mắt không còn sáng, nó mờ đục, trũng sâu.
  • Cả A, B và C đều mắc lỗi dùng từ ngữ không phù hợp.

Đọc dàn ý sơ lược thuộc chủ đề văn tả người sau:
 
Theo em, dàn ý trên có thể áp dụng với đề bài nào dưới đây?

  • Hãy tả lại một người thân trong gia đình mà em luôn yêu quý và kính trọng.
  • Hãy miêu tả cô giáo em khi đang giảng bài.
  • Hãy viết về thầy cô giáo mà em mơ ước khi lên lớp 6.
  • Hãy miêu tả một người mà em thần tượng bằng một đoạn văn từ 12-15 câu.

Câu “Cả cây gạo và cây vông khi ra hoa đều không có lá, trông xa tưởng như cành đào ngày Tết đã vụt lớn lên, trở thành khổng lồ để kéo dài mùa xuân ra.” thuộc kiểu câu gì xét theo mục đích nói? (Băng Sơn)

  • Câu đơn có nhiều vị ngữ
  • Câu ghép có 2 vế câu
  • Câu trần thuật
  • Câu đơn có nhiều chủ ngữ và nhiều vị ngữ

Chọn câu kể không khác loại với câu: “Về mùa xuân, khi mưa phùn và sương sớm lẫn vào nhau không phân biệt được thì cây gạo ngoài cổng chùa, lối vào chợ quê, bắt đầu bật ra những đóa hoa đỏ hồng, làm sáng bừng lên một góc trời.” (Băng Sơn)

  • Con sơn ca vút lên lảnh lót như có một sợi tơ nối giữa bầu trời và mặt đất. (Băng Sơn)
  • Cô Mùa Xuân xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng. (Trần Hoài Dương)
  • Đó là một cô gái dịu dàng, tươi tắn, ăn mặc giống y như cô Tấm trong đêm hội thử hài thuở nào. (Trần Hoài Dương)
  • Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. (Vũ Tú Nam)

Đoạn văn sau có bao nhiêu từ láy âm?

Ánh nắng ban mai trải xuống cánh đồng vàng óng, xua tan dần hơi lạnh mùa đông. Lúa nặng trĩu bông ngả đầu vào nhau, thoang thoảng hương thơm. Từng cơn gió nhẹ làm cả biển vàng rung rinh như gợn sóng. Đàn chim gáy ở đâu bay về gù vang cánh đồng, như hòa nhịp với tiếng hát trên các thửa ruộng…Ngày mùa, cánh đồng lúa trông thật đẹp mắt. (Trúc Mai)

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Chọn nhận định đúng khi nhận xét về câu văn:

Tuy nó không thơm nhưng lại tươi non như một niềm vui cứ lan tỏa làm cho sườn đồi đá sỏi cũng thêm đáng yêu, đáng mến. (Băng Sơn)

  • Câu trên là câu ghép có 2 vế được nối với nhau bởi cặp quan hệ từ “tuy – nhưng”
  • Câu trên là câu đơn có sử dụng cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tương phản.
  • Câu trên là câu ghép có 2 vế được nối với nhau bởi quan hệ từ “nhưng”
  • Câu trên là câu đơn có sử dụng cặp quan hệ từ thể hiện quan hệ tăng tiến.

Các đại từ có trong đoạn văn sau là:

Thung lũng Oymyakon ở Yakutia – hay còn gọi là Cực Giá Lạnh – tọa lạc tại miền Đông Bắc nước Nga. Tại đây, nhiệt độ có thể giảm xuống -70℃ – lạnh đến nỗi rượu cũng đóng băng. Thiếu thốn các tiện nghi hiện đại, ngôi làng dường như không thể sinh sống này lại là nhà của 500 cư dân Siberia với các ngành nghề truyền thống như chăn nuôi hươu nai, săn bắn và đánh cá. Du lịch nơi đây cũng trở nên phổ biến đối với những du khách can đảm và chịu đựng được môi trường khắc nghiệt. (Theo Booking.com)

  • ở, này, đây
  • này, đây
  • ở, này, đây, hay
  • ở, hay, như, và

Đọc đoạn sau:

Tại sao ria mép của mèo lại dài như vậy?

Nếu mèo không có ria thì nó không thể chui vào hang bắt chuột được. Độ dài của ria mèo đúng bằng chiều ngang thân nó. Khi mèo đuổi chuột trong bóng tối, chúng thường chạy dưới gầm bàn, tủ, đôi khi còn phải trườn vào các hang, hốc. Nếu ria của nó chạm vào cạnh của lối đi hoặc vách hang hốc, thì nó hiểu rằng lối đó quá hẹp không thể chui qua được, như vậy bộ ria như cái thước của mèo vậy.

(Theo sunflower247.net)

Đoạn trên sử dụng bao nhiêu câu ghép?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu “Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.” (Nguyễn Thái Vận) có mấy vị ngữ?

  • 4
  • 3
  • 2
  • 1

Đọc đoạn thơ sau:

“... Lời ru có gió mùa thu

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về

Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.”

( Mẹ - Trần Quốc Minh)

Chỉ ra hình ảnh so sánh trong đoạn thơ trên và nêu hiệu quả của phép tu từ này.

Đọc bài thơ sau:

GẶT CHỮ TRÊN NON

Bình minh vừa tỉnh giấc

Nắng nhuộm hồng núi xanh

Tiếng trống rung vách đá

Giục đôi chân bước nhanh.
 
Bóng em nhoà bóng núi

Hun hút mấy thung sâu

Gió đưa theo tiếng sáo

La đà trên tán lau.
 
Em đi tìm cái chữ

Vượt suối lại băng rừng

Đường xa chân có mỏi

Chữ vẫn gùi trên lưng.

Cái chữ rơi xuống nương

Mùa cho bông trĩu hạt

Cái chữ bay lên ngàn

Rừng ríu ran chim hát.

Càng đi chân càng vững

Lớp học ngang lưng đồi

Mắt em như sao sáng

Gặt chữ trên đỉnh trời!

(Bích Ngọc)

Bài thơ viết về các bạn nhỏ ở đâu? Những hình ảnh nào cho em biết điều đó?

Hãy phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ đầu của bài.

Hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một đoạn văn 10-12 câu.