Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Archimedes năm 2024 - Lần 3

2/14/2022 9:38:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Archimedes được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Archimedes, Ngôi sao HN vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Câu văn: “Trăng lơ lửng trên bầu trời đầy sao, rọi lên sàn nhà những khoảng sáng vuông vắn qua khung cửa.” (Vũ Hùng) có các tính từ là:

  • lơ lửng, đầy, vuông vắn
  • lơ lửng, vuông vắn, qua
  • lơ lửng, vuông vắn, đầy, những
  • lơ lửng, vuông vắn, đầy, những, khoảng

Biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn là:

“Những ngôi sao lấp loá đang theo nhau lặn biến trên nền trời tím. Mặt đất vẫn còn tối đen. Nhưng tôi không phải chờ lâu. Khu vườn đang xôn xao tỉnh dậy. Thoạt đầu, vài tiếng chim non nổi lên rụt rè. Rồi con nọ thúc giục con kia, tiếng chim mỗi lúc một vang to.”(Vũ Hùng)

  • Nhân hoá
  • Đảo ngữ
  • So sánh
  • Cả A và C

Kết hợp nào dưới đây không phải là từ láy?

  • Ẩm ướt
  • Ghê gớm
  • Cuống quýt
  • Cả A và B

Cho đoạn văn:

“(1) Tôi bẻ một cành san hô, nó gãy trong những tia lửa. (2) Khi tôi buông tay, nó rơi như một chiếc pháo hoa, đi tới đâu toả sáng tới đó làm vùng nước đen trở nên lung linh… (3) Không thể có ở đâu, những nguồn sáng lạ lùng như nơi đáy biển. (4) Mọi va chạm đều làm bật ra những vầng sáng…”

(Vũ Hùng)

Trạng ngữ có trong câu (2) của đoạn văn trên thuộc loại trạng ngữ nào dưới đây?

  • Trạng ngữ chỉ nơi chốn
  • Trạng ngữ chỉ nguyên nhân
  • Trạng ngữ chỉ thời gian
  • Trạng ngữ chỉ thời gian và nơi chốn

Đọc đoạn sau và cho biết:

Chẳng gì kinh hoàng bằng những đêm dông bão ở ngoài đảo. Trời tối đen, chốc lát lại bị xé tung vì những ánh chớp. Những đợt sóng cao ngất đổ rầm xuống những tảng đá trơ trụi, tiếng nước đập át cả tiếng sấm rền.” (Vũ Hùng)

Từ in đậm trong đoạn thuộc loại danh từ nào?

  • Danh từ chỉ vật
  • Danh từ chỉ đơn vị
  • Danh từ chỉ hiện tượng
  • Danh từ chỉ đơn vị

Dấu hai chấm trong câu: “Mỗi loài chọn một bãi đậu thích hợp: hải âu làm tổ ở những mỏm đá cheo leo gần nơi sóng gió, còn chàng bè ưa những bờ phẳng.” (Vũ Hùng) có tác dụng gì?

  • báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
  • báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật
  • báo hiệu phần liệt kê
  • dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Xét về mặt từ loại, từ “ràn rạt” trong câu “Gió thốc từng cơn, mang những hạt nước do sóng tung lên quất ràn rạt vào những vách đá xa bờ”. (Vũ Hùng) là:

  • Danh từ
  • Đại từ
  • Tính từ
  • Động từ

Câu văn: “Hòn đảo cô đơn như lung lay và sắp sửa bị nhấm chìm xuống đáy đại dương.” (Vũ Hùng) có mấy quan hệ từ?

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Đoạn văn: “Ở vịnh Bắc Bộ, vào dịp cuối thu sau mùa dông bão, biển thường lặng sóng. Trời mây lồng lộng và mặt nước rất êm. Những đàn cá bơi mải miết trong làn nước mát dịu. Chúng đi tìm ăn những lần chót, trước lúc rời bờ”. (Vũ Hùng) có mấy câu ghép?

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Những sự vật được nhân hoá trong đoạn văn: “Nắng xuân đã đem hoa và cỏ rắc xuống mặt đất ngày nào còn mênh mông tuyết trắng. Những nụ hoa đã nở vội để tránh nắng hè, sặc sỡ và toả hương thơm nhẹ nhàng, man mác. Quanh tôi đâu đâu cũng như có một mùi mật ong rất ngọt ngào.” (Vũ Hùng) là:

  • Nắng, cỏ, nụ hoa, tuyết
  • Nắng, nụ hoa
  • Hoa, cỏ, mặt đất, tuyết, nụ hoa
  • Hoa, mặt đất, mật ong

Có thể thay từ “rọi” trong đoạn: “Phía Đông, chân trời đang ửng hồng. Những tia nắng đầu tiên đã rọi sáng đỉnh của các vòm cây.” (Vũ Hùng) bằng từ nào dưới đây?

  • thấp thoáng
  • chơi vơi
  • chiếu
  • Cả A và B

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:

“Tôi quanh quẩn bên đồng cỏ không biết bao nhiêu ngày, lòng luôn tưởng nhớ đến bầy cũ. Lúc này bầy đang ở nơi nào□ Còn ai thương xót một con voi bị hắt hủi như tôi nữa không□ Sự tưởng nhớ làm tôi buồn bã triền miên. Tôi gần như hết sức sống.” (Vũ Hùng)

Dấu nào thích hợp điền vào chỗ trống trong đoạn văn trên?

  • Dấu chấm than
  • Dấu chấm hỏi
  • Dấu hai chấm
  • Dấu phẩy

Câu nào dưới đây có từ viết sai chính tả:

  • Trong những bụi cây thấp thoáng, một bầy khướu truyền cành, đua nhau hót lanh lảnh. (Vũ Hùng)
  • Sương mù lảng vảng trên đèo như một tấm màng mỏng được vén dần lên cao. (Vũ Hùng)
  • Dưới xa, mặt trời đã nhô khỏi những dãy núi nặng nề chắn ngang và khi những tia nắng đỏ ửng đầu tiên chiếu đến lưng đèo thì mọi vật đều bừng sáng. Một ngày mới bắt đầu. (Vũ Hùng)
  • Sương rây li ti như mưa bụi, có lúc đặc lại mờ mịt, cuối cùng bị gió cuốn đi hết. (Vũ Hùng)

Chủ ngữ trong câu văn: “Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi.” (Ngô Quân Miện) là gì?

  • Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút
  • Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng
  • Trời xuân chỉ hơi lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan
  • Trời xuân

Chọn nhận định đúng với đoạn sau:

“Khu rừng lại chìm vào cái vắng lặng mênh mông. Không một tiếng lá rì rào, không một tiếng chim đêm khoắc khoải. Cả đến con suối dưới chân cũng im lặng trườn đi, không buồn cất tiếng reo.” (Vũ Hùng)

  • Đoạn văn trên có 4 từ láy
  • Đoạn văn trên có 3 từ láy âm và vần
  • Đoạn văn trên có 3 từ láy âm đầu
  • Đoạn văn trên không có từ láy

Câu "Đó là một bình minh êm ả, trắng mềm như sữa đọng, dịu dàng như có hàng ngàn đàn cừu trắng toát từ những thảo nguyên mơ mộng lặng lẽ đi qua bầu trời ." (Dương Thu Hương) thuộc câu kể nào?

  • Ai là gì?
  • Ai làm gì?
  • Ai thế nào?
  • Câu cầu khiến

Thành ngữ nào dưới đây trái nghĩa với thành ngữ: “Quê cha đất tổ”?

  • Quê hương bản quán
  • Nơi chôn rau cắt rốn
  • Quê hương xứ sở
  • Đất khách quê người

Đoạn nào dưới đây mắc lỗi dùng từ ngữ không phù hợp?

  • Biết bao nhiêu công phu, qua nắng qua mưa, mới có được những trái bưởi no tròn. Trăm trái như cả trăm, y hết những vầng trăng treo lơ lửng khắp các nhánh cành như hôm nay. Chúng như một bầy con đang vui vẻ sống, trong lòng náo nức chờ đón Tết Trung Thu tới gần”. (Trần Hoài Dương)
  • Bỗng dưng, gió xào xạc nổi lên. Một mùi hương lạ chưa ai từng được thấy lan toả khắp khu vườn. Hương thơm mùi mật ong, ngây ngất như men rượu, lúc nồng nàn đậm đặc, lúc phảng phất thoảng qua, nương theo những làn gió lúc mạnh lúc yếu. (Trần Hoài Dương)
  • Mặt trời vừa nhô lên. Dòng thác óng ánh sáng quắc dưới nắng. Tiếng nước xối gầm vang. Những con cá hồi lấy đà lao vút lên như chim. Chúng xé toạc màn mưa thác trắng. Những đôi vây xoè ra như đôi cánh. Đàn cá hồi lần lượt vượt thác an toàn. (Nguyễn Phan Hách)
  • Anh nhìn trăng và nghĩ đến ngày mai… Mươi mười năm năm nữa thôi, các em sẽ thấy cũng dưới ánh trắng này, dòng thác nước đổ xuống làm chạy máy phát điện, ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phơi bay trên những con tàu lớn. (Thép Mới)

Từ đồng nghĩa với từ được gạch chân trong đoạn văn: “Xa xa về phía đông, những đỉnh đồi lượn sóng bắt đầu vàng hoe như viền một dải nắng. Mặt trời chưa nhô lên nhưng đã hắt một vầng sáng rực rỡ sang các mỏm núi cao bên phía tây”. (Vũ Hùng) là:

  • đỉnh
  • chân
  • chỏm
  • Cả A và C

Đoạn văn dưới đây miêu tả khu rừng vào mùa nào?

“Những thân cây khẳng khiu vươn nhánh cành khô xác lên nền trời xám xịt. Dưới gốc, lá mục rụng đầy. Vài ba chú Nhím dò dẫm bò đi kiếm mồi. Trong hốc cây, mấy gia đình nhà chim Hoạ Mi, Gõ Kiến, Mai Hoa ẩn náu. Con nào con đấy gầy xơ xác, ló đầu ra nhìn trời bằng những cặp mắt ngơ ngác buồn. Bác Gấu Đen nằm co quắp trong hang”. (Trần Hoài Dương)

  • Mùa xuân
  • Mùa hạ
  • Mùa thu
  • Mùa đông

Từ "cửa sổ" trong câu: "Mặt trời rạng rỡ ấm áp ghé qua khung cửa sổ, vườn cây ăn quả trên con dốc phía dưới ngôi nhà trổ từng chùm hoa hồng phấn như hoa cô dâu, thu hút hàng đàn ong vo ve." và từ "cửa sổ" trong câu: "Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn" là các từ:

  • Đồng âm
  • Nhiều nghĩa
  • Trái nghĩa
  • Đồng nghĩa

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

“Mùa xuân, trong khi các loài cây đang đâm chồi nảy lộc thì cây xà cừ lại khoác lên mình một màu xanh sẫm, già cỗi. Để đến thời điểm cuối xuân, khi trời đất nhập nhoạng giữa chút rét tê tê của tháng ba, chút oi nồng của cái nắng hạ đầu xuân thì lá xà cừ lại ngả vàng. Màu vàng lộng lẫy nổi bật giữa màu xanh của cây cối xung quanh”. (Hồ Huy Sơn)

Từ loại được gạch chân trong các câu văn trên lần lượt là:

  • Động từ - tính từ - tính từ - danh từ
  • Động từ - động từ - tính từ - danh từ
  • Tính từ - tính từ - động từ - danh từ
  • Động từ - danh từ - tính từ - danh từ

Từ “như” trong đoạn văn “Bác Gấu Đen nằm co quắp trong hang. Hồi cuối thu, bác ta béo núng nính, lông mượt, da căng tròn như một trái sim chín, vậy mà bây giờ teo tóp, lông lởm chởm trông thật tội nghiệp”. (Trần Hoài Dương) dùng để:

  • Nối từ với từ
  • Nối từ với cụm từ
  • Nối cụm từ với cụm từ
  • Nối cụm từ với từ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Thời gian chạy qua tóc mẹ
 
Một màu trắng đến nôn nao
 
Lưng mẹ cứ còng dần xuống
 
Cho con ngày một thêm cao
 
(Trong lời mẹ hát - Trương Nam Hương)

Từ gạch chân nào trong đoạn thơ trên mang nghĩa chuyển?

  • chạy
  • tóc
  • lưng
  • Cả A, B và C

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Trời nắng chang chang, tiếng tu hú gần xa ran ran. Hoa ngô xơ xác như cỏ may. Lá ngô quắt lại rủ xuống. Những bắp ngô đã mập và chắc, chỉ còn chờ tay người đến bẻ mang về.” (Nguyên Hồng)

Đoạn văn trên đã sử dụng cách nào để liên kết câu?

  • Lặp từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ
  • Dùng từ ngữ nối
  • Lặp từ ngữ, thay thế từ ngữ.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

Vó ngựa khua giòn phía trước 

Sau lưng lắc lư tiếng cười 

Lục lạc leng keng dốc vắng 

Quả thông già nào vừa rơi… 

(Cao Xuân Sơn)

Tìm các từ láy là tính từ có trong đoạn thơ trên.

Âm thanh được nhắc đến trong đoạn gợi tả một khung cảnh như thế nào?

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ 

Chuồn kim khâu lá trong vườn 

Hoa chuối rơi như tàn lửa 

Đất trời được ướp bằng hương

(Trương Nam Hương)

Hình ảnh “Nắng chiều mỏng manh sợi chỉ /Chuồn kim khâu lá trong vườn” gợi tả điều gì?

Viết đoạn văn từ 8 – 10 nêu cảm nhận của em về đoạn thơ trên.