Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Đoàn Thị Điểm năm 2024 - Lần 2

4/28/2022 6:22:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Đoàn Thị Điểm được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Đoàn Thị Điểm, Marie Curie vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Đọc đoạn văn dưới đây và trả lời câu hỏi:

(1) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. (2) Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn.(3) Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.

(4) Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.

(Theo Nguyễn Trọng Tạo)

Từ “đó” trong câu số (3) chỉ sự vật nào?

  • Những cái giếng không đáy
  • Các hồ nước quanh làng
  • Bầu trời bên kia trái đất
  • Trái đất

Đoạn văn trên có bao nhiêu câu đơn và bao nhiêu câu ghép?

  • 2 câu đơn, 2 câu ghép
  • 1 câu đơn, 3 câu ghép
  • 3 câu đơn, 1 câu ghép
  • 4 câu đơn, không có câu ghép nào

Biện pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn văn trên?

  • So sánh và nhân hóa
  • Nhân hóa và điệp ngữ
  • So sánh và điệp ngữ
  • Nhân hóa, so sánh, điệp ngữ

Các câu (1), (2), (3) trong đoạn trên liên kết với nhau bằng cách nào?

  • Lặp từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ
  • Dùng từ ngữ nối
  • Thay thế từ ngữ và lặp từ ngữ

Các vế trong câu:Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.được nối với nhau bằng cách nào?

  • Nối bằng cặp từ hô ứng
  • Nối bằng cặp quan hệ từ chỉ quan hệ tăng tiến
  • Nối trực tiếp bằng dấu câu
  • Nối bằng quan hệ từ và cặp từ hô ứng

Có bao nhiêu tính từ trong câu văn số (4) ở đoạn trên?

  • 2 tính từ
  • 3 tính từ
  • 4 tính từ
  • 5 tính từ

Chủ ngữ trong câu: “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ.” là:

  • Những con nhạn, đám mây, tiếng kêu, tôi, những câu thơ
  • Những con nhạn, tôi, những câu thơ
  • Những con nhạn, tôi
  • Những con nhạn

Từ “đàn” trong câu nào dưới đây đồng âm với từ “đàn” trong câu số 4?

  • Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. (Đoàn Giỏi)
  • Gió lùa qua ngọn cây, không có thứ âm nhạc nào trên đời ngọt ngào hơn tiếng gió dạo đàn trên những cành vân sam buổi tối. (L.M. Montgomery)
  • Mặt trời rạng rỡ ấm áp ghé qua khung cửa sổ, vườn cây ăn quả trên con dốc phía dưới ngôi nhà trổ từng chùm hoa hồng phấn như hoa cô dâu, thu hút hàng đàn ong vo ve. (L.M. Montgomery)
  • Một đàn chim đi ăn về vút bay qua ngang đầu, tiếng cánh vỗ rào rào như trận mưa. (Thạch Lam)

Tác giả muốn diễn tả điều gì qua cách nói: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.”?

  • Tác giả muốn gợi tả bầu trời mùa thu xanh thẳm, rộng mênh mông không bờ bến, cong cong trên làng quê.
  • Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp của những chiếc giếng trong làng, chúng như những cánh cửa kì diệu dẫn đến thế giới thần tiên.
  • Tác giả muốn gợi tả vẻ đẹp sống động của những hồ nước trong veo quanh làng, chúng như tấm gương kì diệu, phản chiếu bầu trời đẹp đẽ của mùa thu.
  • Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Cảm nhận nào dưới đây không đúng với từ “mát lành”, “trong veo” trong câu: “Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ”?

  • Dùng các từ “mát lành, trong veo”, tác giả đã làm hiển hiện trước mắt ta khung cảnh yên ả, nên thơ, thanh bình của làng quê trong buổi sớm mùa thu đẹp đẽ và trong trẻo.
  • Dùng các từ: “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã gợi tả tiếng chim sống động, hữu hình như những giọt sương sớm thấm đẫm vào cả đất trời. Qua đó, người đọc thấy được sự lan tỏa đẹp đẽ của tiếng chim trong không gian.
  • Dùng các từ “mát lành”, “trong veo”, tác giả đã mang đến cho người đọc những liên tưởng thật thú vị: dường như cái không khí mát mẻ đặc trưng của mùa thu đã thấm đẫm vào cả tiếng chim trên bầu trời, khiến nó trở thành dấu hiệu, một tín hiệu báo thu về.
  • Các từ “mát lành”, “trong veo” còn nói lên cảm giác thư thái, dễ chịu của tác giả khi lắng nghe âm thanh của tiếng chim trên bầu trời. Tiếng chim ấy đã lắng sâu trong lòng tác giả và khơi dậy bao xúc cảm đẹp đẽ.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Những chú ngựa xanh lại nằm trên cỏ

Những chú ngựa hồng lại phi trong lửa

Qua tấm lòng các em

Cả thế giới quàng khăn đỏ

Các anh hùng là những - đứa - trẻ - lớn - hơn.

 

Ngộ nghĩnh là các em

Sáng suốt là các em

Tôi lặng người sau lời Pô-pốp:

“Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất

Thì bay hay bò

Cũng vô nghĩa như nhau”.

(Nếu trái đất thiếu trẻ con - Đỗ Trung Lai)

Thế giới hiện lên trong mắt trẻ con có gì lạ?

Em hiểu câu: “Nếu trên trái đất này, trẻ con biến mất/ Thì bay hay bò/ Cũng vô nghĩa như nhau” của nhà du hành vũ trụ Pô-pốp như thế nào?

Hãy ghi lại một câu tục ngữ bắt đầu bằng từ “trẻ” và có liên quan đến trẻ em.

Đoạn thơ trên giúp người đọc cảm nhận được thế giới hiện lên thật đẹp đẽ qua lăng kính của trẻ thơ cũng như ý nghĩa quan trọng của các em trong cuộc sống. Hãy viết một đoạn văn 8-10 câu để làm rõ điều đó