Đề thi thử vào lớp 6 môn Tiếng Việt trường Đoàn Thị Điểm năm 2024 - Lần 3

4/28/2022 6:24:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Đoàn Thị Điểm được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Đoàn Thị Điểm, Marie Curie vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Đọc bài thơ “Ngôi nhà” của Tô Hà và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Em yêu nhà em

Hàng xoan trước ngõ

Hoa xao xuyến nở

Như mây từng chùm.

Em yêu tiếng chim

Đầu hồi lảnh lót

Mái vàng thơm phức

Rạ đầy sân phơi.

Em yêu ngôi nhà

Gỗ, tre mộc mạc

Như yêu đất nước

Bốn mùa chim ca.

Em thấy được những tình yêu nào của bạn nhỏ trong bài thơ trên?

  • Tình yêu với ngôi nhà và cảnh vật thân thương quanh ngôi nhà.
  • Tình yêu với thiên nhiên đẹp đẽ, thơ mộng, tràn đầy sức sống.
  • Tình yêu với đất nước bình dị, vui tươi.
  • Cả 3 đáp án trên.

Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong hai câu thơ “Hoa xao xuyến nở/ Như mây từng chùm.” là:

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Nhân hóa và so sánh
  • So sánh và điệp ngữ

Bao nhiêu tiếng có cấu tạo không đủ cả 3 bộ phận trong bài thơ trên?

  • 5
  • 6
  • 7
  • 8

Việc tác giả lặp lại 3 lần cụm từ “em yêu” trong bài thơ trên có tác dụng gì?

  • Làm nổi bật tình cảm đặc biệt của bạn nhỏ đối với ngôi nhà thân thương, những sự vật quen thuộc bình dị và tình yêu đất nước chân thành, tha thiết.
  • Tạo điểm nhấn, tạo nhịp điệu cho bài thơ và khắc sâu vào trong lòng người tình cảm tha thiết của bạn nhỏ với ngôi nhà, với gia đình, với đất nước…
  • Làm nổi bật vẻ đẹp bình dị, mộc mạc vui tươi của đất nước.
  • Cả 3 đáp án trên.

Các từ láy là tính từ xuất hiện trong bài thơ là:

  • xao xuyến, lảnh lót
  • lảnh lót, mộc mạc
  • xao xuyến, mộc mạc
  • xao xuyến, thơm phức

Tác giả đã cảm nhận các sự vật trong bài thơ trên bằng những giác quan nào?

  • Thị giác, xúc giác, thính giác
  • Thị giác, xúc giác, khứu giác
  • Thị giác, vị giác, khứu giác
  • Thị giác, thính giác, khứu giác.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

(1)Nổi bật trên hoa văn trống đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. (2)Con người lao động, đánh cá, săn bắn. (3)Con người đánh trống, thổi kèn.(4) Con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh.... (5)Đó là con người thuần hậu, hiền hòa, mang tính nhân bản sâu sắc.(6) Bên cạnh và xung quanh con người đầy ý thức làm chủ ấy là những cánh cò bay lả bay la, những chim lạc chim hồng, những đàn cá bơi lội tung tăng... (7)Đó đây, hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khát khao cuộc sống ấm no, yên vui của người dân.

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu số (2) bằng cách kéo cụm từ phù hợp vào từng chỗ trống:

+ Chủ ngữ:

+ Vị ngữ: .

Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong câu số (4) bằng cách kéo cụm từ phù hợp vào từng chỗ trống:

Chủ ngữ:

 

+ Vị ngữ: ...

Đoạn văn trên liên kết câu bằng cách nào?

  • Lặp từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ
  • Dùng từ nối

Các quan hệ từ có trong  câu văn số (4) là:

  • cầm
  • hay
  • tạ

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Những phố dài xao xác hơi may

Người ra đi đầu không ngoảnh lại

Sau lưng, thềm nắng lá rơi đầy”

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

Câu thơ “Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • So sánh, nhân hóa
  • Nhân hóa, điệp ngữ

Chỉ ra cái hay của từ “xao xác” trong đoạn thơ trên.

Hình ảnh “Người ra đi đầu không ngoảnh lại/ Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy” gợi tả điều gì?

Vào một buổi sớm mùa hạ đẹp trời, khu vườn thức dậy trong ánh bình minh rực rỡ. Em hãy viết một bài văn tả lại vẻ đẹp của khu vườn ở thời điểm đó.