Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Chiếc lá
Chim sâu hỏi chiếc lá:
- Lá ơi! Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!
- Bình thường lắm, chẳng có gì đáng kể đâu.
- Bạn đừng có giấu! Nếu bình thường vậy, sao bông hoa kia lại có vẻ rất biết ơn bạn?
- Thật mà! Cuộc đời tôi rất bình thường. Ngày nhỏ, tôi là một búp non. Tôi lớn dần lên thành một chiếc lá và cứ là chiếc lá như thế cho đến bây giờ.
- Thật như thế sao? Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?
- Chưa. Chưa một lần nào tôi biến thành một thứ gì khác tôi cả. Suốt đời, tôi chỉ là một chiếc lá nhỏ nhoi bình thường.
- Thế thì chán thật! Bông hoa kia đã làm tôi thất vọng. Hoa ơi, bạn chỉ khéo bịa chuyện.
- Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.
(Theo TRẦN HOÀI DƯƠNG)
Từ “niềm vui” trong câu “Đã có lần nào bạn biến thành hoa, thành quả, thành một ngôi sao, thành vầng mặt trời đem lại niềm vui cho mọi người như trong các câu chuyện cổ tích mà bác gió thường rì rầm kể suốt đêm ngày chưa?” là:
Câu “Hãy kể chuyện cuộc đời bạn cho tôi nghe đi!” thuộc kiểu câu gì?
Câu “Tôi không bịa chút nào đâu. Mãi mãi tôi kính trọng những chiếc lá bình thường như thế. Chính nhờ họ mới có chúng tôi - những hoa, những quả, những niềm vui mà bạn vừa nói đến.” đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
Câu chuyện trên có bao nhiêu từ láy?
Những dấu câu nào được sử dụng trong câu chuyện trên?
Qua câu chuyện trên, tác giả muốn nhắn nhủ đến chúng ta điều gì?
Đọc đoạn văn sau:
(1) Mùa thu, trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. (2) Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn.(3) Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.
Xác định trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của câu văn số (3) bằng cách kéo và thả từng cụm từ bên dưới vào vị trí đúng.
+ Chủ ngữ 1:
+ Vị ngữ 1:
+ Chủ ngữ 2:
+ Vị ngữ 2:
+ Chủ ngữ 3:
+ Vị ngữ 3:
+ Trạng ngữ:
Câu văn nào có sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh?
Từ “chúng” trong câu văn trên chỉ sự vật nào?
Em hiểu câu: “Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất.” như thế nào?
Đọc kĩ đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi…từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kỳ
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
(Trăng ơi…từ đâu đến)
Trong 2 khổ thơ trên trăng được so sánh với hình ảnh nào?
Vì sao tác giả nghĩ trăng đến từ cánh đồng xa, từ biển xanh?
Viết đoạn văn trình bày tác dụng của phép so sánh trong câu:
“Trăng tròn như mắt cá/ Chẳng bao giờ chớp mi”.
Mùa hè sôi động và rực rỡ lại một lần nữa ghé thăm Hà Nội thân yêu. Các em sẽ bắt gặp bầu trời cao rộng với mặt trời như viên kim cương sáng chói. Các em sẽ được nghỉ hè tung tăng bơi lội trong các bể bơi thành phố, được thỏa thích đắm chìm vào những cuốn truyện tranh vui nhộn, được uống những ly nước mát lành,… Và đâu đó, các em sẽ bắt gặp những loài hoa rực rỡ như sắc hè đang nở rộ, đang vươn mình trong nắng vàng lấp lánh báo hiệu mùa của những trải nghiệm tuyệt vời.
Hãy viết một đoạn văn khoảng 12-15 câu tả lại một loài hoa báo tin hè về mà em yêu thích nhất.