Đề số 9 ôn thi môn Tiếng Việt vào lớp 6 trường THCS Đoàn Thị Điểm

4/8/2023 12:01:00 AM

Đọc thầm đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Quang cảnh làng mạc ngày mùa

Mùa đông, giữa ngày mùa, làng quê toàn màu vàng - những màu vàng rất khác nhau.
Có lẽ bắt đầu từ những đêm sương sa thì bóng tối đã hơi cứng và sáng ngày ra thì trông thấy màu trời có vàng hơn thường khi. Màu lúa chín dưới đồng vàng xuộm lại. Nắng nhạt ngả màu vàng hoe. Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi tràng hạt bồ đề treo lơ lửng. Từng chiếc lá mít vàng ối. Tàu đu đủ, chiếc lá sắn héo lại mở năm cánh vàng tươi. Buồng chuối đốm quả chín vàng. Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo. Nắng vườn chuối đương có gió lẫn với lá vàng như những vạt áo nắng, đuôi áo nắng, vẫy vẫy. Bụi mía vàng xọng, đốt ngầu phấn trắng. Dưới sân, rơm và thóc vàng giòn. Quanh đó, con gà, con chó cũng vàng mượt. Mái nhà phủ một màu rơm vàng mới. Lác đác cây lụi có mấy chiếc lá đỏ. Qua khe giậu, ló ra mấy quả ớt đỏ chói. Tất cả đượm một màu vàng trù phú, đầm ấm lạ lùng. Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ. Ngày không nắng, không mưa, hồ như không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay.

TÔ HOÀ

Từ “vàng lịm” trong câu “Trong vườn, lắc lư những chùm quả xoan vàng lịm không trông thấy cuống, như những chuỗi bồ đề treo lơ lửng” gợi cảm giác gì?

  • Màu vàng gợi cảm giác như có nước.
  • Màu vàng của vật được phơi già nắng, tạo cảm giác giòn có thể gãy ra.
  • Màu vàng của quả chín, gợi cảm giác rất ngọt.
  • Màu vàng rất đậm, đều khắp trên mặt lá.

Câu văn “Những tàu lá chuối vàng ối xoã xuống như những đuôi áo, vạt áo.” có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

  • So sánh
  • Nhân hoá
  • Cả nhân hoá và so sánh
  • Điệp ngữ

Từ nào sau đây đồng nghĩa với từ “Lắc lư”?

  • Lơ lửng
  • Đung đưa
  • Lao xao
  • Xào xạc

Chủ ngữ của câu: “Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống như những đuôi áo, vạt áo.” là:

  • Những tàu lá chuối vàng ối xõa xuống
  • Đuôi áo, vạt áo
  • Những tàu lá chuối
  • Những tàu lá chuối vàng ối

Hai câu văn: “Không còn có cảm giác héo tàn hanh hao lúc sắp bước vào mùa đông. Hơi thở của đất trời, mặt nước thơm thơm, nhè nhẹ.” cho chúng ta thấy điều gì?

  • Bức tranh làng quê mang một vẻ đẹp lung linh, huyền ảo.
  • Bức tranh làng quê vào ngày mùa hiện lên tươi tắn, sinh động..
  • Bức tranh làng quê vào ngày mùa thật tráng lệ, kì vĩ.
  • Tất cả các đáp án trên.

Hai câu văn sau gợi lên điều gì?

“Ngày không nắng, không mưa, hồ như  không ai tưởng đến ngày hay đêm, mà chỉ mải miết đi gặt, kéo đá, cắt rạ, chia thóc hợp tác xã. Ai cũng vậy, cứ buông bát đũa lại đi ngay, cứ trở dậy là ra đồng ngay” 

  • Không khí lao động khẩn trương, nhộn nhịp trong ngày mùa.
  • Sự chăm chỉ, cần cù, hăng say lao động của những người nông dân.
  • Không khí làng quê thoáng mát, trong lành.
  • Cả đáp án 1 và 2 đều đúng.

Cho đoạn văn sau:

Cơn tức giận của tên cướp thật dữ dội. Hắn đứng phắt dậy, rút soạt dao ra, lăm lăm chực đâm. Bác sĩ Ly vẫn dõng dạc và quả quyết… Trông bác sĩ lúc này khác với gã kia thật khác nhau một trời một vực. Một đằng thì đức độ, hiền từ,  nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như một con thú dữ nhốt chuồng. Hai người gườm gườm nhìn nhau. Rốt cục, tên cướp biển cúi gằm mặt, tra dao vào, ngồi xuống, làu bàu trong cổ họng.

(Đảo giấu vàng, Xti - ven - xơn)

Các câu trong đoạn văn trên được liên kết với nhau bằng cách nào?

  • Lặp từ ngữ
  • Thay thế từ ngữ
  • Dùng từ nối

Xác định các từ loại của các từ gạch chân trong đoạn văn trên.

  • Từ "hắn"
  • Từ "mà"
  • Từ "hung hăng"
  • Từ "làu bàu"

Trong đoạn trên, tác giả đã xây dựng nhân vật bác sĩ Ly và tên cướp với những đặc điểm đối lập và tương phản rõ nét. Em hãy nêu tác dụng của việc sử dụng các hình ảnh đối lập đó.

Cho đoạn thơ sau:

“Nơi này ai cũng quen

Ngay từ thời tấm bé

Khi tay bà, tay mẹ

Còn dắt vòng đi men

 

Nơi bố mẹ ngày đêm

Lúc nào qua cũng vội

Nơi bạn bè chạy tới

Thường lúc nào cũng vui”

Đoạn thơ trên cho thấy ngưỡng cửa có ý nghĩa thế nào với mỗi người?

Viết đoạn văn (8 – 10 câu) tiếp nối câu chủ đề sau:

“Khu vườn buổi sớm mùa xuân mới đẹp làm sao!”