Cho đoạn văn sau:
“...Vai kĩu kịt, tay vung vẩy, chân bước thoăn thoắt. Tiếng lợn kêu eng éc, tiếng vịt cạc cạc, tiếng người nói léo xéo...”
(Trích “Buổi chợ trung du” Ngô Tất Tố)
Tìm các từ tượng thanh, tượng hình đồng thời là các từ láy có trong đoạn văn?
Các từ tượng thanh, tượng hình đồng thời là các từ láy có trong đoạn văn là: .
Em hãy liệt kê các từ theo thứ tự xuất hiện trong đoạn văn và ngăn cách chúng bằng dấu phẩy.
Lưu ý: Câu hỏi này trong đề chính thức của trường chỉ mang tính chất tham khảo vì kiến thức về cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, từ láy, từ ghép) không còn dạy trong chương trình tiểu học.
Việc sử dụng các từ tượng hình, tượng thanh trong đoạn văn trên giúp người đọc hình dung được điều gì về phiên chợ trung du?
Viết một câu văn miêu tả cảnh trời mưa trong đó có sử dụng một từ láy tượng thanh, một từ láy tượng hình. VIẾT HOA các từ láy tượng thanh và từ láy tượng hình trong câu của em.
Những nắng cùng sương theo mẹ suốt một đời
Tiếng kẽo kẹt oằn vai con đường sỏi đá
Mẹ gánh buồn vui qua tháng ngày vất vả
Giờ tóc đã bạc màu, lưng mẹ lại còng thêm.
(Ngô Thị Thanh Nhàn)
Từ “nắng”, “sương” trong khổ thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
Vì sao có lựa chọn về nghĩa như vậy với từ “nắng”, “sương” ?
Tìm và ghi lại một câu ghép có trong đoạn thơ.
Những vần thơ viết về mẹ như đong đầy cảm xúc. Hãy viết khoảng 5 đến 7 câu văn nêu cảm nhận của em về khổ thơ đó.
“...Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn. Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta gìn giữ một nền văn hoá lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.”
(Cây tre Việt Nam - Thép Mới)
Chỉ ra chủ ngữ, vị ngữ trong câu văn sau:
Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính.
- Chủ ngữ: .
- Vị ngữ: .
Ghi lại câu văn có sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hoá trong đoạn văn.
Từ ngữ nào được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn được trích dẫn?
Từ ngữ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn là: .
Em hãy liệt kê các từ theo thứ tự xuất hiện trong đoạn văn và ngăn cách chúng bằng dấu phẩy.
Kết hợp biện pháp nhân hoá cùng những từ ngữ được nhắc lại nhiều lần trong đoạn văn giúp con hiểu được điều gì về mối quan hệ giữa cây tre với con người Việt Nam?
Tác giả Ngô Thị Thanh Nhàn có bài thơ nói về mẹ - người vô cùng gần gũi đối với mỗi chúng ta. Tác giả Thép Mới có bài Cây tre Việt Nam nhắc đến hình ảnh cây tre - một hình ảnh rất quen thuộc của làng quê Việt Nam.
Hãy viết một đoạn văn (Khoảng 15 - 20 dòng) miêu tả mẹ - người vô cùng gần gũi đối với mỗi chúng ta hoặc tả cây tre - một hình ảnh vô cùng quen thuộc của làng quê Việt Nam.