Đề thi ĐGNL môn Tiếng Việt vào lớp 6 mùa thi năm 2025 được biên soạn dựa theo cấu trúc đề thi chính thức của các trường CLC nhằm tổng kiểm tra năng lực của học sinh lớp 5 so với mục tiêu thi vào lớp 6 CLC. Học sinh sẽ được làm quen với các dạng bài thường xuất hiện trong đề thi chính thức của các trường và đơn vị kiến thức bám sát đề thi các năm gần đây.
Sau khi nộp bài, HS có thể xem giải thích đáp án chi tiết cho từng câu và báo cáo phân tích kết quả bài làm.
Từ nào dưới đây có tiếng “tài” khác nghĩa với tiếng “tài” trong ba từ còn lại?
Đọc đoạn văn sau và cho biết:
“Cái đẹp của Hạ Long trước hết là sự kì vĩ của thiên nhiên. Trên một diện tích hẹp mọc lên hàng nghìn đảo nhấp nhô khuất khúc như rồng chầu phượng múa. Đảo có chỗ sừng sững chạy dài như bức tường thành vững chãi ngăn khơi với lộng, nối mặt biển với chân trời. Có chỗ đảo dàn ra thưa thớt, hòn này với hòn kia biệt lập, xa trông như quân cờ bày chon von trên mặt biển. Tùy theo sự phân bố của đảo, mặt vịnh Hạ Long lúc tỏa ra mênh mông, lúc thu hẹp lại thành ao, thành vũng, lúc bị kẹp giữa hai triền đảo như một dòng suối, lúc uốn quanh chân đảo như một dải lụa xanh.” (Thi Sảnh)
Câu nào dưới đây nêu lên chủ đề của cả đoạn trên?
Chủ ngữ của câu: “Mỗi lần đi đâu xa nhà, tôi lại nhớ bến sông quê có hàng bần nở hoa tím chờ gió thổi qua.” (Lê Văn Trường) là:
Tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn thơ sau là gì?
Chiều đi học về
Chúng em đi qua ngôi nhà xây dở
Giàn giáo tựa cái lồng che chở
Trụ bê tông nhú lên như một mầm cây
Bác thợ nề còn huơ huơ cái bay:
Tạm biệt!
Từ nào không thuộc nhóm từ đồng nghĩa trong dãy từ sau: “bổn phận, trách nhiệm, địa phận, nghĩa vụ”?
Trong các câu dưới đây, câu nào nêu lên ý nghĩa của lao động?
Trong các câu dưới đây, câu nào có từ viết sai chính tả?
Cho đoạn văn sau:
(1)Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. (2) Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. (3) Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
(Nguyễn Phan Hách)
Ý nào sau đây không phải là tác dụng của việc lặp lại cụm từ “thoắt cái” trong đoạn văn trên?
Thành ngữ nào dưới đây chứa tiếng “thiên” khác nghĩa của tiếng “thiên” trong thành ngữ “thiên niên vạn đại”?
Đọc đoạn thơ sau và cho biết:
“Tiếng cuộc đời sâu vợi
Con tàu biển buông neo
Ngôi sao mọc rừng chiều
Vó ngựa ran vách đá.”
(Tô Hà)
Đoạn thơ trên có bao nhiêu câu kể “Ai thế nào”?
Dấu phẩy trong câu: "Cỏ gần nước tươi tốt nên trâu ăn cỏ men theo bờ suối, rồi mới lên đồi, lên núi.” có tác dụng gì?
Câu kể nào dưới đây khác loại so với 3 câu còn lại?
Đọc bài thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Thư của bố
Con lớn lên, quen vắng bố trong nhà
Hai mẹ con, nhà một phòng cũng trống
Chỉ mong đợi những lá thư gió lộng
Và mặn mòi hương biển xa xôi...
Nghe êm đềm sông lặng lững lờ trôi,
Thấy đàn cá heo giỡn đùa mặt nước.
Thư không kể về cơn bão chờ phía trước,
Dải đá ngầm, thăm thẳm nước đen.
Nhịp bước khẩn trương khi khẩu lệnh vang lên,
Mắt dõi theo vệt ra-đa rà quét,
Áo đọng muối khô, da nhận mùi nắng khét,...
Thư chỉ nói về nỗi nhớ với thương yêu...
Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều
Chưa được viết trong thư người lính biển
Nơi đầu sông, sẵn sàng nghênh chiến
Vẫn dịu dàng, êm ái lá thư xanh...
(Thuỵ Anh)
Ở khổ thơ thứ nhất, bạn nhỏ đã chia sẻ điều gì?
Những chi tiết nào cho thấy bố bạn nhỏ phải vượt qua nhiều khó khăn, vất vả để bảo vệ biển đảo của Tổ quốc?
Theo em, vì sao trong thư bố bạn nhỏ không kể về những khó khăn, vất vả của mình?
Tác giả muốn diễn tả điều gì trong khổ thơ cuối:
Con đã lớn khôn, đọc được cả những điều
Chưa được viết trong thư người lính biển
Nơi đầu sông, sẵn sàng nghênh chiến
Vẫn dịu dàng, êm ái lá thư xanh...
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
CÁNH ĐỒNG HOA
Ở đầu làng, có một đồng cỏ khá rộng. Ja Ka, Mư Hoa, Ja Prok và Mư Nhơ thường rủ nhau tới đó vui chơi. Ja Ka luôn mang theo chiếc trống nhỏ. Cậu vỗ trống rất hay. Mỗi lần Ja Ka vỗ trống, các bạn lại cùng múa hát tưng bừng.
Thế nhưng gần đây, trên đồng cỏ, một bãi rác xuất hiện và cứ lớn dần lên, bốc mùi khó chịu. Các bạn nhỏ chẳng nô đùa, hò hét như mọi ngày.
– Cứ thế này, đồng cỏ sẽ thành bãi rác mất thôi! – Mư Nhơ thở dài.
Mư Hoa quay mặt đi, giấu những giọt nước mắt:
– Bọn mình còn đâu chỗ mà vui chơi!
Ja Ka, Ja Prok thì rầu rĩ:
- Biết làm thế nào bây giờ?
Bỗng Mư Hoa hỏi:
– Các cậu có thấy bầu trời như một vườn hoa không ?
Mư Nhơ gật đầu:
– Cánh diều giống hoa ngũ sắc, đám mây giống hoa cúc trắng,....
Mư Hoa bật dậy:
– Chúng ta sẽ biến nơi đây thành cánh đồng hoa. Mọi người không nỡ lấy cánh đồng đẹp làm chỗ đổ rác đâu.
Các bạn nhỏ chụm đầu bàn tính và quyết tâm cải tạo đồng cỏ. Biết ý tưởng dó, nhiều cô bác trong làng đã hưởng ứng. Họ hồ hởi cùng các bạn bắt tay vào dọn rác, xới đất, gieo hạt, trồng cây; ngày ngày tưới nước, nhổ cỏ, bắt sâu. Cây đâm chồi, nảy lộc, rồi như nở những bông hoa đầu tiên. Ba tháng sau, hoa đã đua nhau khoe sắc: cúc bách nhật tím lịm, cúc vạn thọ vàng tươi, mào gà đỏ thắm,... Quả nhiên, không thấy ai đến đây đổ rác nữa. Nhóm bạn vui mừng nhảy múa, ca hát giữa muộn hoa rực rỡ, trong tiếng trống rộn ràng.
Với cánh đồng hoa xinh đẹp, ngôi làng trở nên nổi tiếng, đón nhiều khách tới tham quan. Các bạn nhỏ và dân làng cười vui. Cánh đồng hoa cũng như đang vui cười hạnh phúc.
(Theo Lê Anh Vinh – Bùi Thị Diễn)
Em hãy tưởng tượng mình là bạn nhỏ trong câu chuyện trên, hãy tả lại cánh đồng hoa của các bạn.