Động từ và các loại động từ

11/12/2022 9:52:24 AM

Câu “Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái.” có mấy động từ?

  • 2 động từ
  • 3 động từ
  • 4 động từ
  • 5 động từ

Tìm các động từ có trong đoạn văn sau:

Gió nồm vừa thổi, dượng Hương nhổ sào. Cánh buồm nhỏ căng phồng. Thuyền rẽ sóng lướt bon bon như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp.

  • nhổ sào, lướt, rẽ sóng.
  • thổi, nhổ sào, rẽ sóng, lướt, nhớ.
  • nhổ sào, lướt, rẽ sóng, căng phồng, về.
  • thổi, nhổ sào, rẽ sóng, lướt, nhớ, về.

Nhóm từ nào sau đây có động từ chỉ trạng thái?

  • Nhóm A: Lung linh, mưa gió, tinh nghịch, mềm mại.
  • Nhóm B: Long lanh, rực rỡ, xanh ngát, nhẹ nhàng
  • Nhóm C: Sông núi, đỏ rực, buồn bã, hoa lá.
  • Nhóm D: Sách vở, chạy nhảy, dẻo dai, nhí nhảnh.

Câu sau có mấy động từ?

     "Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền nhanh như tia chớp."

  • Hai động từ
  • Ba động từ
  • Bốn động từ
  • Năm động từ

Xét về mặt từ loại, từ nào dưới đây vừa là động từ vừa là danh từ?

  • Mong mỏi
  • Suy nghĩ
  • Chờ đợi
  • Trông mong

Trong các câu sau đây, câu nào có từ "mưa" là động từ?

  • Ánh sáng mặt trời tháng tám bất ngờ và chói lọi chiếu xuyên qua tấm màn mỏng của những giọt mưa rào bao phủ con đường như một bức màn sương sáng lấp lánh. (Archibald Joseph (A. J.) Cronin)

  • Mưa như gõ trống trên mái nhà, chảy ròng ròng qua các mái hiên. (Laura Wilder)

  • Những đám mây đen kịt không biết từ đâu, ùn ùn kéo đến báo hiệu trời sắp mưa lớn.

  • Trong nhà bỗng tối sầm, một mùi nồng ngai ngái, cái mùi xa lạ, man mác của những trận mưa mới đầu mùa. (Tô Hoài)

Nhóm từ nào dưới đây gồm các động từ.

  • Chạy nhảy, cười nói, mập mạp, múa hát, vui vẻ.
  • Buồn bã, kiến thức, thức dậy, lặng yên, nhăn nhó.
  • Nấu ăn, thao thức, bàn bạc, ăn uống, múa hát.
  • Nhân hậu, đảm đang, lăn tăn, vàng óng, nhà cửa.
Dòng nào sau đây chỉ gồm các động từ?
  • Niềm vui, tình yêu, yêu thương, nhanh nhẹn
  • Vui tươi, đáng yêu, đáng thương, thân thương
  • Vui chơi, yêu thương, tâm sự, nhảy nhót
  • Niềm vui, đáng yêu, tâm sự, vui tươi

Cho đoạn văn:

Chim hót líu lo. Nắng bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.

Đoạn văn trên có mấy động từ? 

  • Ba động từ.
  • Bốn động từ.
  • Năm động từ.
  • Sáu động từ.

Có mấy động từ được sử dụng trong đoạn văn sau:

"Từ trên trời nhìn xuống, phố xá Hà Nội nhỏ xinh như mô hình triển lãm. Những ô ruộng, những gò đống, bãi bờ với những mảng màu xanh, nâu, vàng, trắng và nhiều hình dạng khác nhau gợi những bức tranh giàu màu sắc."

  • Hai động từ
  • Ba động từ
  • Bốn động từ
  • Năm động từ

Câu sau có động từ là:

“Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của những chất liệu gợi nhắc thiết tha đến đồng quê đất nước: chất rơm bếp, than của cói chiếu và than của lá tre mùa thu rụng lá.” 

  • Pha, luyện, gợi nhắc, rụng
  • Pha, luyện, tha thiết, than
  • Bằng, gợi nhắc, của, rụng
  • Luyện, gợi nhắc, rụng, tha thiết

Câu sau có bao nhiêu động từ chỉ hoạt động?

“Và quanh những cây liễu tắm trong ánh nắng vàng tươi, đàn ong thoát khỏi túp lều bằng cành cây mà người ta nhốt chúng trong mùa đông lại sung sướng bay lượn.”

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Trong câu sau có mấy động từ?

“Quên sao được những buổi chiều thuyền về đậu kín, tiếng người lao xao trong mùi tanh nồng của những tấm lưới giăng dọc bờ cát.”

  • 2 động từ
  • 3 động từ
  • 4 động từ
  • 5 động từ

Đọc các câu văn sau:

“Dưới đáy rừng, tựa như đột ngột, bỗng rực lên những chùm thảo quả đỏ chon chót, như chứa lửa, chứa nắng. Rừng ngập hương thơm.”

Các động từ có trong hai câu văn trên là:

  • rực lên, chứa, ngập
  • rực lên, chứa, chon chót, ngập
  • tựa như, rực lên, chứa, ngập
  • rực lên, ngập

Có bao nhiêu từ láy là động từ trong các từ sau:

buôn bán, lộp độp, mơ mộng, vòng vèo, róc rách, phấp phới, lấp ló

  • 2
  • 3
  • 4
  • 5

Có bao nhiêu động từ trong đoạn văn sau:

“Những đợt sóng khủng khiếp phá thủng thân tàu, nước phun vào khoang như vòi rồng. Hai tiếng đồng hồ trôi qua....Con tàu chìm dần, nước ngập các bao lơn. Quang cảnh thật hỗn loạn!”

  • 6 động từ
  • 5 động từ
  • 4 động từ
  • 3 động từ