Các kiểu câu chia theo mục đích nói (Câu hỏi, câu kể, cầu khiến, câu cảm)

11/17/2022 3:19:04 PM

 Xét theo mục đích nói, câu văn sau thuộc kiểu câu nào?

Mẹ ơi lấy giúp con chiếc ô trên cao kia được không?

  • Câu điều kiện.
  • Câu nghi vấn mới mục đích hỏi.
  • Câu nghi vấn với mục đích yêu cầu, đề nghị.
  • Câu trần thuật với mục đích đề nghị.

 Xét theo mục đích nói, câu sau thuộc kiểu câu gì?

Những chiếc nấm to bằng cái ấm tích, màu sặc sỡ rực lên.

  • Câu trần thuật.
  • Câu hỏi.
  • Câu cầu khiến.
  • Câu cảm thán.

Câu hỏi nào sau đây không được dùng với mục đích hỏi về điều chưa biết?

  • Hươu cao cổ có phải là loài động vật cao nhất thế giới không?
  • Kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ?
  • Điệu hát quan họ nổi tiếng có nguồn gốc từ Thái Bình hay Bắc Ninh?
  • Loài cây nào là biểu tượng của Việt Nam?

Dựa vào các cách đặt dấu phẩy sau đây thì ai là người đi chợ?

Mẹ, con đi chợ chiều mới về.

  • Mẹ đi chợ.
  • Con đi chợ.
  • Mẹ và con đi chợ.

Mẹ con đi chợ, chiều mới về.

  • Mẹ đi chợ.
  • Con đi chợ.
  • Mẹ và con đi chợ.

Mẹ con đi chợ chiều, mới về.

  • Mẹ đi chợ.
  • Con đi chợ.
  • Mẹ và con đi chợ.

Trong câu sau đây dấu chấm than được dùng với mục đích gì?

     "Đẹp làm sao những chùm hoa sữa trắng ngần như những vầng mây bồng bềnh giữa trời!"

  • Dùng để kết thúc câu cầu khiến.
  • Dùng để kết thúc câu chào.
  • Dùng để kết thúc câu cảm.
  • Dùng ở cuối câu biểu thị âm thanh.
Câu hỏi dùng để:
  • Hỏi những điều chưa biết và để tự hỏi mình.
  • Nêu yêu cầu, đề nghị, mong muốn hoặc thể hiện cảm xúc của người nói, người viết với người khác.
  • Thể hiện: thái độ khen, chê; sự khẳng định, phủ định hay yêu cầu, mong muốn.
  • Đáp án thứ nhất và thứ ba.
Xét theo mục đích nói, câu “Lòng học trò phơi phới làm sao!” thuộc kiểu câu gì?
  • Câu kể
  • Câu tả
  • Câu hỏi
  • Câu cảm thán

Câu văn nào bày tỏ ý cầu khiến đúng phép lịch sự?

  • Bố cho con đi chơi đi!
  • Bố hãy cho con đi chơi!
  • Bố có thể đưa con đi chơi chứ ạ?
  • Bố cho con đi chơi đi nào!

Trong các câu sau, câu nào không dùng để hỏi?

  • Bạn có khỏe không?
  • Bạn mạnh khỏe quá nhỉ?
  • Bạn mạnh khỏe chứ?
  • Sức khỏe của bạn thế nào?

Câu kể hay câu trần thuật được dùng để:

  • Nêu điều chưa biết cần được giải đáp
  • Kể, thông báo, nhận định, miêu tả về một sự vật, một sự việc
  • Nêu yêu cầu, đề nghị với người khác
  • Bày tỏ cảm xúc của mình về một sự vật, một sự việc
Câu nào sau đây là câu khiến?
  • Bạn có thể mở cửa cho tớ được không?
  • Tớ lấy cho cậu một cốc nước nhé?
  • Các em hãy tập trung làm bài!
  • Cả ba đáp án trên.

Câu nào sau đây là câu cảm thán?

  • Chà, con mèo có bộ lông mới đẹp làm sao!
  • Mình yêu đất nước mình, nơi có những thảo nguyên xanh bao la trải dài đến tận chân trời.
  • Ôi, bó hoa này đẹp quá!
  • Cả đáp án thứ 1 và 3
Câu nào sau đây là câu hỏi dùng để phủ định?
  • Bạn ấy thông minh chứ sao?
  • Cậu ấy học giỏi toán à?
  • Cô ấy mà cao à?
  • Sao em cậu hát hay thế nhỉ?

Câu nào sau đây không phải là câu khiến?

  • Con hãy lấy gạo làm bánh mà lễ Trời, Đất và tổ tiên.
  • Anh với tôi thử chạy thi coi ai hơn!
  • Xin chú gói lại cho cháu!
  • Si-le là một nhà văn quốc tế chứ!

Câu hỏi: “Cô ấy mà xinh sao?” dùng để:

  • Khẳng định thông tin “cô ấy xinh”.
  • Phủ định thông tin “cô ấy xinh”, muốn nói cô ấy bình thường hoặc không xinh.
  • Hỏi tại sao cô ấy lại xinh đẹp.
  • Cả đáp án 1 & 3

Câu nào dưới đây dùng để phủ định?

  • Sao bác ấy thông minh thế nhỉ?
  • Cô ấy mà hiền ư?
  • Cậu có thể giải thích rõ hơn được không?
  • Cô ấy hát hay đấy chứ?

Nghĩa của hai câu hỏi này khác nhau như thế nào?

a. Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?

b. Nhà vua chọn người để nối ngôi như thế nào?

  • Câu a hỏi về cách nhà vua chọn người nối ngôi, câu b hỏi về đặc điểm của người nối ngôi.
  • Câu a hỏi về đặc điểm của người nối ngôi, câu b hỏi về hỏi về cách nhà vua chọn người nối ngôi.
  • Câu a hỏi về đặc điểm của nhà vua, câu b hỏi về cách chọn người nối ngôi.
  • Câu a hỏi về đặc điểm của người nối ngôi, câu b hỏi về ngôi báu thế nào.