Cách liên kết các câu trong đoạn

11/23/2022 11:14:00 AM

Đoạn văn nào dưới đây không liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ?

  • Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại...Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!
  • Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những mắt lá và quả nhiên không có gì lạ thật.
  • Phò tá Cao Tông được 4 năm, Tô Hiến Thành lâm bệnh nặng. Quan tham tri chính sự là Vũ Tán Đường ngày đêm hầu hạ trên giường bệnh. Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá do bận nhiều công việc nên không mấy khi tới thăm Tô Hiến Thành được.
  • Mẹ liền bảo An-đrây-ca đi mua thuốc. Cậu bé nhanh nhẹn đi ngay, nhưng dọc đường lại gặp mấy đứa bạn đang chơi đá bóng rủ nhập cuộc.
Đoạn nào dưới đây có các câu không được liên kết với nhau bằng cách dùng từ ngữ nối?
  • Khi Hi-rô-si-ma bị ném bom, cô bé Xa-xa-cô Xa-xa-ki mới hai tuổi đã may mắn thoát nạn. Nhưng em bị nhiễm phóng xạ. Mười năm sau, em lâm bệnh nặng. Nằm trong bệnh viện nhẩm đếm từng ngày còn lại của đời mình, cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết nói rằng nếu gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. (Theo Những mẩu chuyện lịch sử thế giới)

  • Tôi được ngắm bác thợ rèn lần đầu vào một buổi chiều thu. Bác đang rèn một lưỡi cày. Áo sơ-mi phanh ra để lộ bộ ngực lực lưỡng mà mỗi hơi thở làm hằn lên những chiếc sườn của cái lồng ngực như bằng sắt ấy. Bác ngửa người ra sau lấy đà rồi giáng búa xuống. Và cứ thế, luôn luôn như thế không lúc nào dừng, thân hình bác lắc lư, uyển chuyển dưới sức thúc đẩy mãnh liệt của các cơ bắp. (Ê-min Dô-la)

  • Mặt trời đã xuống núi được một lát nhưng phong cảnh vẫn rõ nét trong ánh hoàng hôn êm dịu. Phía tây, một tháp chuông nhà thờ sẫm màu nhô lên trên nền trời vàng hoa cúc. (L. M. Montgomery)

  • Tôi đã từng gặp nhiều người ngoại quốc đến tham quan công trường. Nhưng người ngoại quốc này có một vẻ gì khác hẳn các khách tham quan khác. (Hồng Thủy)

Đoạn nào dưới đây liên kết câu bằng cách lặp từ ngữ?

  • Sương đã tan hết và mặt trời nhô khỏi tấm chăn trắng như bông của biển mây phương đông. Mặt trời cũng trắng như nhúng sữa. Dần dần, màu trắng của mặt trời chói chang hơn và ánh nắng chiếu xuống mặt đất cũng ấm nóng hơn. (Dương Thu Hương)
  • Trong khu vườn bên dưới là những cây tử đinh hương nở hoa tím biếc. Mùi hương ngọt ngào say lòng của chúng theo làn gió sớm trôi vào cửa sổ. (L. M. Montgomery)
  • Mãi góc trời phía bắc có một đám mây. Đám mây nhỏ xíu trong bầu trời chói chang mênh mông. Nhưng nó vẫn là một đám mây và in một vệt bóng mát lên đồng cỏ. (Laura Wilder)
  • Cả câu 1 và câu 3.

Đoạn nào dưới đây có liên kết câu bằng cách dùng từ ngữ nối?

  • Cơn gió mùa hạ lướt qua đầm sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. (Thạch Lam)
  • Trái vải tiến vua chỉ nhỉnh hơn cái chén hạt mít dùng để pha trà tàu một chút. Vỏ của nó không đỏ mà ong óng một màu nâu, nhẫn lì chứ không có gai gồ ghề. Khi bóc vỏ ra rồi thì không có nước tèm lem, mà hột thì chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay út. Cùi vải dày như cùi dừa nhưng không trắng bạch mà trắng ngà. Đặt lên lưỡi, cắn một miếng thì nước chan hoà, ngọt sắt, nhai thì mềm mà lại giòn, nhai khe khẽ thì chính tai mình thấy như sậm sựt. (Theo Vũ Bằng)
  • Cà chua ra quả, xum xuê, chi chít, quả lớn quả bé vui mắt như đàn gà mẹ đông con. Quả một, quả chùm, quả sinh đôi, quả chùm ba, chùm bốn. Quả ở thân, quả leo nghịch ngợm lên ngọn làm oẻ cả những nhánh to nhất. Nắng đến tạo vị thơm mát dịu dần trong quả. Mỗi quả cà chua chín là một mặt trời nhỏ hiền dịu. Cà chua thắp đèn lồng trong lùm cây nhỏ bé, gọi người đến hái. (Theo Ngô Văn Phú)
  • Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về cái dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngang thẳng đuột, thiếu cái dáng cong, dáng nghiêng, chiều quằn, chiều lượn của cây xoài, cây nhãn. Lá nhỏ xanh vàng, hơi khép lại, tưởng như lá héo. Vậy mà khi trái chín, hương tỏa ngạt ngào, vị ngọt đến đam mê. (Theo Mai Văn Tạo)

 Câu nào dưới đây dùng đúng từ ngữ thay thế?

  • Vì Lan học giỏi nên cuối năm các bạn ấy được bố mẹ thưởng.
  • Mấy đứa con nít chơi trò đánh trận ngoài sân. Bọn chúng la hét inh ỏi cả xóm.
  • Ngọc rất yêu quý em, hàng ngày em trông em cho mẹ đi làm.
  • Chú mèo mướp nằm dài sưởi ấm. Thỉnh thoảng chúng lại kêu “ngoao … ngoao …” ra chiều thích thú.
Câu nào dưới đây dùng sai từ nối?
  • Khi đi một mình tôi thích nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vậy nên tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên.
  • Khi đi một mình tôi thích nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì vậy tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên.
  • Khi đi một mình tôi thích nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Nhưng tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên.
  • Khi đi một mình tôi thích nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài. Vì thế tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên.

Từ in đậm trong câu sau có ý nghĩa gì?

Hoa mai trổ từng chùm thưa thớt, không đơm đặc như hoa đào. Nhưng cành mai uyển chuyển hơn cành đào.

Theo Mùa xuân và phong tục Việt Nam

  • So sánh vẻ đẹp của hoa mai với hoa đào.
  • Nối các vế trong câu.
  • Liên kết các câu trong bài.
  • Nhấn mạnh vẻ đẹp của hoa mai.

Đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

Ở phía bờ đông bắc, mặt hồ phẳng lặng như gương. Nhưng về phía bờ tây, một khung cảnh hùng vĩ diễn ra trước mặt. Mặt hồ sóng chồm dữ dội, bọt tung trắng xóa, nước réo ào ào.

  • Liên kết bằng cách thay thế từ ngữ.
  • Liên kết bằng cách lặp từ.
  • Liên kết bằng cách dùng từ ngữ nối.
  • Liên kết bằng từ ngữ nối và thay thế từ ngữ.

Đoạn văn sau được liên kết với nhau bằng cách nào?

Những chiếc lá khô lạt xạt lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co rúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh xôn xao. 

  • Liên kết bằng phép lặp từ ngữ
  • Liên kết bằng phép thế từ ngữ
  • Liên kết bằng cách dùng từ để nối
  • Liên kết trực tiếp

 Xác định phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn sau:

Bầu trời cao trong xanh. Mùa hè, nó cao hơn và có những đám mây xanh ngắt.

  • Phép lặp.
  • Phép thế.
  • Phép nối.
  • Không dùng phép liên kết nào.

Các câu văn sau được liên kết với nhau bởi những phép liên kết nào? 

“Mọi người đều sững sờ vì lời thú tội của Chôm. Nhưng nhà vua đã đỡ chú bé đứng dậy. Ngài hỏi còn ai để chết thóc giống không.”

  • Lặp từ
  • Thay thế từ ngữ
  • Dùng từ nối

Sắp xếp các câu sau để tạo thành đoạn văn hoàn chỉnh.

(1) Nó rơi từ trên tổ xuống. 
(2) Tôi đi dọc lối vào vườn. 
(3) Con chó chạy trước tôi. 
(4) Tôi nhìn dọc lối đi và thấy một con sẻ non mép vàng óng, trên đầu có một nhúm lông tơ.
(5) Chợt nó dừng chân và bắt đầu bò như bắt đầu thấy một vật gì. 

  • (2), (3), (5), (4), (1).
  • (2), (3), (4), (5), (1).
  • (2), (4), (1), (3), (5).
  • (2), (5), (3), (4), (1).