Dấu hai chấm và dấu ngoặc kép

11/4/2022 2:36:04 PM

Dấu hai chấm trong câu nào dưới đây có tác dụng báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước?
  • Các cây cỏ xuýt xoa: “Hàng nghìn hàng vạn những con chim đã bay ngang qua đây nhưng chưa có một con chim nào đẹp đến thế!”

  • Một hôm, biển động, sóng đánh dữ, Ốc không bò đi đâu được, đành nằm một chỗ ao ước: “Giá mình có được tám cẳng hai càng như cua”.
  • Nhìn xuống cánh đồng có đủ các màu xanh: xanh pha vàng của ruộng mía, xanh rất mượt của lúa chiêm đương thời con gái, xanh đậm của những rặng tre, đây đó một vài cây phi lao xanh biếc.
  • Hà thích ngồi bên cửa sổ nhổ tóc sâu cho bà, nghe bà kể chuyện cổ tích: “Ngày xửa, ngày xưa…”

 Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?

Vườn hoa bên đường có đủ màu sắc: trắng, vàng, hồng, đỏ.

  • Báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật.
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Báo hiệu các bộ phận liệt kê trong câu.
  • Báo hiệu nội dung tiếp theo cho câu chuyện.

Dấu hai chấm trong câu nào dưới đây có tác dụng báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật?

  • Cảnh tượng xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn: hôm nay tôi đi học.
  • Tôi đã ngửa cổ suốt một thời mới lớn để chờ đợi một nàng tiên áo xanh bay xuống từ trời và bao giờ cũng hi vọng khi tha thiết cầu xin: "Bay đi diều ơi! Bay đi!".
  • Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, thật là sáng trăng hẳn: trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao, mặt trăng nhỏ lại và sáng vằng vặc ở trên không.”.
  • Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.

Dấu hai chấm trong câu nào dưới đây có tác dụng báo hiệu lời giải thích cho bộ phận đứng trước?

  • Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước. ( Theo đất nước ngàn năm)
  • Chú ta như muốn nói: “Chào các anh! Tôi là bạn cùng xóm đây mà.” (Ngô Quân Miện)
  • Một chú sóc có bộ lông khá đẹp: lưng xám thẫm nhưng bụng lại đỏ hung, chóp đuôi cũng đỏ. (Ngô Quân Miện)
  • Đáp án 1 và 3

Dấu hai chấm trong câu văn sau có tác dụng gì?

Trước cổng trường tôi có nhiều hàng quà: ô mai, kẹo, bánh, ổi, táo và hàng bỏng ngô.

("Bà bán bỏng cổng trường tôi" - Xuân Quỳnh)

  • Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
  • Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau là lời dẫn gián tiếp.
  • Báo hiệu phần đứng sau là nội dung bổ sung thêm, không quan trọng.

Tác dụng của dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào

(Lê Anh Xuân)

  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của nhân vật.
  • Đánh dấu các ý trong đoạn liệt kê.
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Đánh dấu chỗ bắt đầu cho lời nói của nhân vật.
Trong câu, dấu ngoặc kép dùng để:
  • Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật hoặc của người nào đó.
  • Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật hoặc là lời giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  • Cả đáp án thứ nhất và thứ ba.
Dấu ngoặc kép trong câu nào dưới đây có tác dụng dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật?
  • Cáo hiểu rõ sự tình, đứng bên cửa hang mà lên tiếng: “Sức khoẻ của ngài ra sao, kính thưa ngài Sư Tử?”
  • Hót một lúc lâu “nhạc sĩ” hoạ mi từ từ nhắm mắt lại thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ, ngủ say sưa sau một cuộc viễn viễn du trong bóng đêm dày.
  • Trong vườn nhà, “đội nhạc công” chìa vôi đang thổi sáo véo von.
  • Cả 2 và 3.

Dấu ngoặc kép trong câu nào dưới đây được dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?

  • Trong vườn nhà, “đội nhạc công” chìa vôi đang thổi sáo véo von.
  • Hương nói với tôi: “Cậu mang sách giúp mình nhé!”
  • Chú ta như muốn nói: “Chào các anh! Tôi là bạn cùng xóm đây mà.” (Ngô Quân Miện)
  • Trời vừa tạnh, một chú Ễnh Ương ngồi vắt vẻo trên một bụi cây thích thú gào váng lên: “Đẹp! Đẹp!” rồi nhảy tõm xuống nước. (Ngọc Bảo)

Dấu ngoặc kép trong câu nào được dùng để đánh dấu từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt?

  • Phong thật là một loài cây thân thiện Anne nói, chúng luôn xào xạc, thì thầm với ta.

  • Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra dải lụa ấy nặng tới 17 nghìn tấn.

  • Lan nói với tôi: Cậu nhớ gửi thư cho mình nhé!

  • Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên : Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?

      "Ngựa Con đã rút ra được cho mình một bài học quý: không bao giờ được chủ quan."

  • báo hiệu bộ phận đứng sau là lời giải thích cho bộ phận đứng trước
  • báo hiệu lời nói trực tiếp của nhân vật
  • báo hiệu phần liệt kê
  • dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

Trong câu dưới đây từ ngữ nào cần được đặt trong dấu ngoặc kép?

     Trong vườn nhà, đội nhạc công chìa vôi đang thổi sáo véo von.

  • Thổi sáo
  • Véo von
  • Đội nhạc công
  • Vườn