Ghi nhớ tác giả, tác phẩm

11/4/2022 12:03:58 PM

Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
VỊ SỨ GIẢ THÔNG MINH
Ngày xưa, có vị quốc vương nọ đưa ra một quy định rất đặc biệt. Bất cứ ai đến tham gia bữa tiệc của ngài đều không được lật giở thức ăn mà chỉ có thể ăn phần bên trên của món ăn đó. 
Một sứ giả đến vương quốc này, quốc vương vô cùng vui mừng đặt tiệc chiêu đãi sứ giả. Người hầu bưng ra một đĩa cá rất thơm ngon. Sứ giả không biết quy định của quốc vương liền lật con cá lên. 
Các đại thần thấy vậy liền nói: “Thưa bệ hạ, hành động kia đã phạm tội khi quân! Chưa ai dám làm nhục bệ hạ như vậy, ngài phải xử tội sứ giả đó đi!”
Quốc vương thở dài nói với sứ giả: “Ngươi nghe thấy không? Nếu ta không bắt ngươi chết, ta sẽ bị các đại thần cười nhạo. Nhưng vì mối quan hệ tốt đẹp giữa quý quốc và nước ta, trước khi ngươi chết, ta cho phép ngươi cầu xin một việc, ta hứa sẽ thực hiện.”
Vị sứ giả nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Việc đã như vậy, tôi chẳng còn cách nào khác. Tôi chỉ xin ngài một ân huệ nhỏ.”
Quốc vương nói: “Được, ngoài cho ngươi tính mạng, còn những yêu cầu khác, ta có thể đáp ứng hết.”
Nghe vậy, sứ giả nói: “Thần hi vọng trước khi thần chết, ngài hãy cho thần đôi mắt của những người đã nhìn thấy thần lật con cá đó.”
Quốc vương kinh hãi, vội vàng thề rằng mình không nhìn thấy gì cả, chỉ nghe người khác nói như vậy mà thôi. Tiếp đó đến hoàng hậu bên cạnh cũng nói: “Ta cũng chẳng thấy gì cả”. Các đại thần nhìn nhau, sau đó từng người đứng dậy chỉ tay lên trời và thề mình không nhìn thấy. 
Cuối cùng, vị sứ giả mỉm cười và đứng dậy nói: “Không có ai nhìn thấy tôi lật con cá, vậy chúng ta tiếp tục dùng bữa nhé!”
Và như vậy, nhờ trí thông minh, vị sứ giả đã giữ được tính mạng của mình.

(Theo 168 câu chuyện hay nhất - Vươn lên để thành công - Ngọc Linh biên soạn) 

Em hiểu “sứ giả” là gì?

  • Người được vua phái đi để xử lí công việc ở bên nước ngoài.

  • Người được vua chọn để gả công chúa.

  • Người có tay nghề cao trong việc sản xuất gốm sứ của đất nước.

  • Người xử lí các công việc nội bộ quan trọng của đất nước.

Trong bữa tiệc sứ giả đã có hành động nào vi phạm quy định của nhà vua và tại sao sứ giả lại có hành động đó?

  • A. Trong bữa tiệc sứ giả đã lật cá vì sứ giả muốn thu hút sự chú ý của nhà vua.

  • B. Trong bữa tiệc sứ giả đã lật cá vì sứ giả không biết quy định không được lật giở thức ăn trong bữa tiệc của nhà vua.

  • C. Trong bữa tiệc sứ giả đã lật cá vì sứ giả muốn phản đối quy định vô lí do nhà vua đưa ra.

  • D. Cả A và C

Vị sứ giả đã làm gì để thoát khỏi tình huống nguy hiểm?

  • Ông đã đi cầu xin các vị đại thần để họ coi như chưa từng nhìn thấy hành động của mình trong bữa tiệc.

  • Ông đã cầu xin quốc vương ban cho mình đôi mắt của những người đã nhìn thấy ông lật con cá trong bữa tiệc.
  • Ông đã xin quốc vương ban cho mình cái chết bằng cách chết vì tuổi già.
  • Ông đã mang mối quan hệ tốt đẹp giữa hai đất nước ra để quốc vương phải suy nghĩ lại quyết định của mình.

Tại sao lúc sau, tất cả mọi người tham dự bữa tiệc lại phủ nhận hành động “lật con cá lên” của vị sứ giả?

  • A. Vì mọi người không muốn làm mất thể diện của quốc vương trước mặt vị sứ giả nước láng giềng

  • B. Vì không ai muốn dâng đôi mắt của mình cho vị sứ giả trước khi ông ta chết.

  • C. Vì mọi người không muốn làm mất hòa khí giữa hai nước.

  • Cả A và C

Qua câu chuyện, em thấy vị sứ giả là người như thế nào?

  • Có ý chí, nghị lực
  • Tốt bụng, giàu lòng yêu thương
  • Lạc quan, yêu đời
  • Thông minh, nhanh trí

Câu tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây phù hợp khi nói về tình huống và cách giải quyết của vị sứ giả trong câu chuyện trên?

  • Cái khó ló cái khôn.
  • Cái kim trong bọc lâu ngày cũng phải lộ ra.
  • Ăn cây táo rào cây sung.
  • Tất cả các đáp án trên.

Từ nào dưới đây có thể thay cho từ “thông minh” để khen ngợi vị sứ giả trong truyện trên?

  • Sáng kiến
  • Tối dạ
  • Sáng dạ
  • Nhanh nhẹn

Chi tiết "vị sứ giả cầu xin có được đôi mắt của những người đã nhìn thấy ông lật con cá đó" cho ta thấy được điều gì?

  • A. Sự độc ác, tàn bạo của vị sứ giả trong cách giải quyết tình huống.

  • B. Sự khéo léo, bình tĩnh và khôn ngoan của sứ giả đã giúp ông vượt qua mối nguy khó.

  • C. Tinh thần yêu nước nồng nàn của vị sứ giả trong giây phút cận kề với cái chết.

  • D. Cả B và C đều đúng.

Truyện nào sau đây của Việt Nam cũng ca ngợi sự thông minh của con người trong cách đối đáp, xử lí tình huống hóc búa?

  • Một người chính trực
  • Thạch Sanh
  • Cậu bé thông minh
  • Tấm Cám

Dòng nào dưới đây gồm toàn các từ đồng nghĩa với từ “vua”?

  • Hoàng thượng, nhà vua, quốc vương, hoàng tôn, hoàng đế
  • Hoàng bào, nhà vua, quốc vương, thánh thượng, hoàng đế
  • Hoàng thượng, hoàng gia, quốc vương, thánh thượng, hoàng đế
  • Hoàng thượng, nhà vua, quốc vương, thánh thượng, hoàng đế