Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa

11/2/2022 11:43:04 AM

Thiên nhiên cảnh vật mùa thu hiện lên như thế nào qua phép nhân hóa trong hai câu thơ:

"Nắng mắc võng qua thềm

Bưởi đánh đu ngoài ngõ." (Mai Văn Hai)

  • Thiên nhiên cảnh vật mùa thu hiện lên thật đẹp đẽ, rực rỡ sắc màu và ánh sáng.
  • Thiên nhiên cảnh vật hiện lên thật đẹp đẽ, lung linh, huyền ảo như một xứ sở cổ tích, thần tiên.
  • Thiên nhiên cảnh vật mùa thu hiện lên thật gần gũi, sống động có hồn với những hình ảnh tươi vui, ngộ nghĩnh, đáng yêu.
  • Cả ba đáp án trên

Câu nào dưới đây có sử dụng biện pháp nhân hóa?

  • Có cánh buồm màu xám bạc như màu áo của bố tôi suốt ngày vất vả trên cánh đồng.
  • Ông bố dắt con đến gặp thầy giáo để xin học.
  • Anh chàng trống này tròn như cái chum, lúc nào cũng chễm chệ trên một cái giá gỗ kê ở trước phòng bảo vệ.

  • Chiều chiều, trên bãi thả, đám trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi.

Dòng nào dưới đây không nêu đúng hiệu quả của phép nhân hóa trong câu:

    "Mấy con chim sẻ vui vẻ ríu rít ầm ĩ như chào đón mùa xuân đang tới dưới hàng hiên và bên ngoài mấy khung cửa sổ đã đánh thức chàng." (Sô-lô-khốp)?

  • Phép nhân hóa gợi ra vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của những chú chim sẻ.
  • Phép nhân hóa gợi ra vẻ đẹp gần gũi, sống động, có hồn của những chú chim sẻ.
  • Phép nhân hóa gợi tả những chú chim sẻ giống như những người bạn tí hon thật hồn nhiên, đáng yêu, vui tươi của con người.
  • Phép nhân hóa giúp câu văn hay và giàu sức gợi, mang đến nhiều liên tưởng thú vị cho người đọc.

Hình ảnh "Cô Mùa Xuân xinh tươi" là hình ảnh so sánh hay nhân hóa?

  • So sánh
  • Nhân hóa

Trong bài thơ sau, những sự vật nào đã được nhân hóa?

Dù giáp mặt cùng biển rộng

Cửa sông chẳng dứt cội nguồn

Lá xanh mỗi lần trôi xuống

Bỗng... nhớ một vùng núi non.

(Quang Huy)

  • Cửa sông, lá xanh.
  • Biển rộng, cội nguồn.
  • Cội nguồn, núi non.
  • Lá xanh, núi non.

Tác giả đã nhân hóa sự vật nào trong câu sau:

"Sóng đã cài then, đêm sập cửa." (Huy Cận)

  • Sóng, then
  • Đêm, cửa
  • Sóng, đêm
  • Sóng, đêm, then, cửa

Phép nhân hóa trong câu thơ sau mang đến những liên tưởng gì về bầy ong?

"Bầy ong giữ hộ cho người

Những loài hoa đã tàn phai tháng ngày."

(Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu)

  • Phép nhân hóa gợi tả bầy ong giống như người bạn thiên nhiên tí hon mà hữu ích, giữ lại cho con người những gì tinh túy nhất của tự nhiên, làm cho cuộc sống của con người thêm đẹp đẽ và giàu hương vị.

  • Phép nhân hóa gợi tả bầy ong giống như những người nông dân chăm chỉ, trải qua bao khó khăn vất vả để tạo ra những mùa hoa trái đẹp đẽ.

  • Phép nhân hóa gợi liên tưởng bầy ong giống như những người nghệ sĩ giữ lại cho cuộc đời vẻ đẹp và hương sắc của thế giới thiên nhiên, hoa cỏ.

  • Cả ba đáp án trên.

Câu nào dưới đây sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa?

  • Mấy con chim chào mào từ hốc cây nào đó bay ra hót râm ran. (Tô Hoài)
  • Bầu trời lại trong xanh và cao như một bàn tay vô hình đã gột rửa sạch những đám mây đen.
  • Những chị liễu vẫn nghiêng mình bên hồ nước trong xanh, chải chuốt mái tóc dài của mình như một cô thiếu nữ. (Nguyễn Nga Nhi)
  • Tiếng sét như xé toạc đám mây lơ lửng trên không: mưa toé ra từ giữa bụng đám mây. (Sô-lô-khốp)

Phép so sánh trong câu thơ sau có tác dụng gì?

"Ta là nụ, là hoa của đất."

  • làm rõ giá trị của đất
  • làm rõ giá trị của hoa lá
  • làm rõ giá trị của hòa bình
  • làm rõ giá trị của con người

Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh?

  • Da trời căng mịn và êm như nhung.
  • Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe bay nhẹ nhàng quanh sân khấu kết bằng lá cỏ khô tỏa mùi ngai ngái.

  • Biển nhiều khi rất đẹp, ai cũng thấy như thế.
  • Giữa đĩa trời mênh mông, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng.

Phép so sánh trong câu sau gợi tả được điều gì?

"Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày.

  • Gợi ra công việc vô cùng vất vả, nặng nhọc của người trồng cấy trên ruộng đồng.
  • Gợi ra tình yêu, sự gắn bó tha thiết với công việc lao động của người nông dân.
  • Gợi ra niềm tự hào của người nông dân đối với công việc trồng cấy
  • Cả A và B

Phép so sánh trong câu sau cho ta thấy điều gì?

"Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"

(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)

  • Phép so sánh cho ta thấy mẹ vô cùng quan trọng, ý nghĩa đối với mỗi người. Tình mẹ lúc nào cũng mênh mông, dạt dào như biển cả.

  • Phép so sánh cho ta thấy biển thật là tốt bụng và hào phóng, ngàn đời nay vẫn lặng thầm dâng tặng cho con người bao sản vật quý giá như người mẹ luôn âm thầm dành cho con những gì đẹp đẽ nhất. Biển chính là người mẹ thiên nhiên ân tình vĩ đại của muôn đời.

  • Phép so sánh cho ta thấy tình yêu và lòng biết ơn với người mẹ biển cả của bao đời, bao thế hệ.

  • Cả đáp án thứ hai và thứ ba.

Hai câu thơ sau trong bài “Tiếng vọng” của Nguyễn Quang Thiều sử dụng biện pháp tu từ gì?

Những quả trứng lại lăn vào giấc ngủ

Tiếng lăn như đá lở trên ngàn.

  • Điệp từ - so sánh.
  • Nhân hóa - so sánh.
  • So sánh - ẩn dụ.
  • Nhân hóa - ẩn dụ.

Đọc đoạn văn:

    Thoắt cái, lác đác lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý. (Nguyễn Phan Hách)

Trong đoạn văn trên, cụm từ "Thoắt cái" được lặp lại nhiều lần có ý nghĩa gì?

  • Làm nổi bật sự thay đổi nhanh chóng, bất ngờ, đột ngột của thiên nhiên, thời tiết Sa Pa.
  • Nhấn mạnh cảm giác ngỡ ngàng, ngạc nhiên của tác giả trước những biến ảo đột ngột nhưng thật đẹp đẽ, kì diệu của thiên nhiên, cảnh vật Sa Pa.
  • Làm nổi bật tình yêu và sự gắn bó sâu sắc của tác giả với mảnh đất Sa Pa đẹp đẽ - món quà kì diệu mà thiên nhiên trao tặng cho đất nước.
  • Cả đáp án thứ nhất và thứ hai.

Trong câu sau, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

"Ngôi nhà tựa vào nền trời sẫm biếc."

  • so sánh
  • nhân hóa
  • so sánh, nhân hóa
  • không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào

Hai câu thơ sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

"Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong

Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch" (Đồng Xuân Lan)

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Đảo ngữ
  • Đảo ngữ và so sánh

 Câu thơ sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

Bầy ong giữ hộ cho người

Những mùa hoa đã tàn phai tháng ngày.

Hành trình của bầy ong, Nguyễn Đức Mậu

 

  • So sánh.
  • Nhân hoá.
  • Điệp ngữ và nhân hoá.
  • So sánh và nhân hoá.

Câu thơ sau có sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?

"Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao." (Trần Đăng Khoa)

  • So sánh
  • Nhân hóa
  • Đảo ngữ
  • Câu hỏi tu từ

Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào trong 2 câu thơ sau?

“Đêm nay con ngủ giấc tròn

Mẹ là ngọn gió của con suốt đời”

  • so sánh
  • nhân hóa
  • so sánh, nhân hóa
  • không sử dụng biện pháp nghệ thuật nào

Khổ thơ sau sử dụng biện pháp tu từ nào?

Mùa hè về cùng gọi gió

Cái nắng loang dài tiếng ve

Phượng xếp hàng đeo khăn đỏ

Cùng em đi dự trại hè.

(Trương Nam Hương)

  • Nhân hóa
  • So sánh
  • Điệp ngữ