Tác giả muốn diễn tả điều gì qua cách nói:
"Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Chúng không còn là hồ nước nữa, chúng là những cái giếng không đáy, ở đó ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất." (Nguyễn Trọng Tạo)
Cả ba đáp án trên đều đúng.
Lời dạy của Bác Hồ kính yêu đã cho thấy điều gì về Người?
"Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em." (Thư gửi các học sinh)
Lời dạy trên cho ta thấy tầm nhìn xa trông rộng của Bác, Bác hiểu giáo dục chính là con đường quan trọng giúp một dân tộc có thể phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.
Lời dạy trên giúp ta cảm nhận được tình cảm yêu mến sâu sắc và niềm hi vọng lớn lao của Bác dành cho các em học sinh, thế hệ tương lai của đất nước.
Lời dạy trên nói lên lòng yêu nước cũng như khao khát đất nước phát triển, vững bền của một vị lãnh tụ vĩ đại.
Cảm nhận nào dưới đây không đúng với từ "mát lành", "trong veo" trong câu:
"Những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ đã thuộc tự bao giờ." (Nguyễn Trọng Tạo)
Dùng các từ "mát lành, trong veo", tác giả đã làm hiển hiện trước mắt ta khung cảnh mênh mông, rộng lớn đầy hùng vĩ của làng quê trong buổi sớm mùa thu đẹp đẽ.
Dùng các từ "mát lành, trong veo", tác giả đã gợi tả tiếng chim sống động, hữu hình như những giọt sương sớm thấm đẫm vào cả đất trời. Qua đó, người đọc thấy được sự lan tỏa đẹp đẽ của tiếng chim trong không gian.
Dùng các từ "mát lành, trong veo", tác giả đã mang đến cho người đọc những liên tưởng thật thú vị: dường như cái không khí mát mẻ đặc trưng của mùa thu đã thấm đẫm vào cả tiếng chim trên bầu trời, khiến nó trở thành dấu hiệu, một tín hiệu báo thu về.
Các từ "mát lành, trong veo" nói lên cảm giác thư thái, dễ chịu của tác giả khi lắng nghe âm thanh của tiếng chim trên bầu trời. Tiếng chim ấy đã lắng sâu trong lòng tác giả và khơi dậy bao xúc cảm đẹp đẽ.
Đọc truyện sau:
Cái kén và con bướm
Một người đàn ông tìm thấy một cái kén của sâu bướm. Con sâu dường như đang cố gắng để chui ra khỏi kén. Người đàn ông ngồi xuống và quan sát cái kén suốt hàng giờ nhưng dường như con sâu bướm phải vật lộn rất vất vả mà chỉ tạo ra được một chiếc lỗ nhỏ xíu. Đột nhiên nó dừng lại và dường như kiệt sức, bế tắc.
Người đàn ông quyết định giúp con bướm có thể chui ra ngoài bằng cách dùng kéo cắt lỗ trên chiếc kén rộng thêm một chút nữa. Sau đó, con bướm nhỏ đã có thể thoát ra khỏi kén dễ dàng hơn nhưng cơ thể nó dường như yếu ớt, đôi cánh rúm ró.
Người đàn ông vẫn ở đó, chờ cho đôi cánh bướm có thể dang rộng và con bướm bay lên. Tuy nhiên, điều đó không bao giờ xảy ra. Con bướm sẽ chỉ có thể sống phần đời còn lại bằng cách bò với cơ thể khuyết tật và đôi cánh rúm ró. Nó không bao giờ có thể bay.
Mặc dù, người đàn ông có lòng tốt, nhưng anh ta không hiểu quy luật của tự nhiên. Cái kén chật hẹp là thử thách để sâu có thể hóa bướm. Chỉ có tự mình nỗ lực thoát khỏi cái kén, chất lỏng trong cơ thể sâu mới chuyển hết sang đôi cánh, giúp nó có thể bay tự do. (Sưu tầm)
Nhận định nào dưới đây chưa đúng với câu chuyện trên?
Đọc truyện sau và trả lời các câu hỏi:
NHỮNG HÒN ĐÁ CUỘI
Trong buổi nói chuyện với một nhóm các doanh nhân, một chuyên gia trình bày về cách sử dụng thời gian có hiệu quả. Đứng trước những người khá thành đạt trong cuộc sống, ông mỉm cười: "Sau đây là một câu hỏi trắc nghiệm". Ông ta lấy từ gầm bàn một cái lọ rộng miệng cỡ bốn lít và một túi chứa những hòn đá cuội to bằng nắm tay. Ông lần lượt đặt từng hòn đá vào lọ cho đến khi không thể bỏ vào được nữa. Ông hỏi:
- Cái lọ đã đầy chưa?
Mọi người đáp:
- Đầy rồi!
- Thật không? - Ông lấy từ gầm bàn ra một túi sỏi nhỏ đổ từ từ vào lọ và lắc cho các hòn sỏi chen vào tất cả các khoảng trống giữa các hòn đá cuội. Ông nhoẻn miệng cười và hỏi:
- Cái lọ đầy chưa?
Lần này thì mọi người dường như bắt kịp ông. Ai đó trả lời: "Chắc là chưa".
- Tốt! - Ông nói và lấy ra một túi cát rồi đổ vào lọ. Cát chen đầy vào các khoảng trống giữa những hòn đá cuội và sỏi.
- Cái lọ đầy chưa? – Ông hỏi lại một lần nữa.
- Chưa. - Mọi người nhao nhao.
- Tốt. - Ông lặp lại và vớ lấy bình nước đổ vào lọ cho đến khi nước ngập đến miệng lọ. Ông ngước nhìn mọi người và hỏi: "Minh họa này nói lên điều gì?".
Một nhà kinh doanh nhanh nhảu đáp:
- Vấn đề là cho dù kế hoạch làm việc của bạn có sát sao thế nào đi nữa, nếu cố gắng bạn luôn có thể làm thêm nhiều việc nữa!
- Có thể, nhưng đó không phải là vấn đề. Điều minh họa vừa rồi nói lên là nếu bạn không đặt những hòn đá cuội vào lọ trước, bạn sẽ không bao giờ có thể nhét chúng vào được. – Ông đáp.
Cái gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của bạn? Có thể là một dự án, một hoài bão mà bạn muốn thực hiện, thời gian với những người mà bạn thương yêu, học vấn của bạn, sức khỏe của bạn... Nhưng nhớ đặt những "hòn đá cuội" đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được. Chúng ta luôn cố gắng làm thật nhiều việc trong khoảng thời gian giới hạn của mình. Nhưng điều quan trọng là những việc bạn đang làm thật sự có ý nghĩa.
Thế thì tối nay hay sáng mai khi bạn suy ngẫm về câu chuyện này, hãy tự hỏi bản thân mình rằng điều gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của chính bạn và hãy đặt chúng vào trong lọ trước.
(Sưu tầm)
Vị chuyên gia đã đặt các vật vào chiếc lọ theo thứ tự nào?
Theo em, điều gì sẽ xảy ra khi ta bỏ đầy vào lọ các vật theo trình tự: nước- sỏi- cát - đá cuội?
Chiếc lọ trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?
Câu chuyện trên đã nêu ra một bài học vô cùng quan trọng về cách sắp xếp cuộc sống của con người. Theo em, dòng nào dưới đây gồm toàn các từ giống nghĩa với từ “sắp xếp” ấy?
Em hiểu câu nói của chuyên gia “Nhưng nhớ đặt những "hòn đá cuội" đó vào lọ trước hoặc bạn sẽ không bao giờ nhét chúng vào được.” như thế nào?
Em sẽ dùng từ/ cụm từ nào dưới đây để nhận xét về vị chuyên gia trong câu chuyện?
Lời của vị chuyên gia ở cuối truyện “Thế thì tối nay hay sáng mai khi bạn suy ngẫm về câu chuyện này, hãy tự hỏi bản thân mình rằng điều gì là những "hòn đá cuội" trong cuộc sống của chính bạn và hãy đặt chúng vào trong lọ trước.” giúp chúng ta nhận ra bài học gì?
Câu chuyện trên muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì?
Theo em, sau khi nghe xong bài thuyết giảng của vị chuyên gia, mỗi chúng ta cần làm gì?
Những hòn đá cuội trong câu chuyện tượng trưng cho điều gì?