Phép so sánh trong câu sau cho ta thấy điều gì?
"Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào"
(Đoàn thuyền đánh cá, Huy Cận)
Phép so sánh cho ta thấy mẹ vô cùng quan trọng, ý nghĩa đối với mỗi người. Tình mẹ lúc nào cũng mênh mông, dạt dào như biển cả.
Phép so sánh cho ta thấy biển thật là tốt bụng và hào phóng, ngàn đời nay vẫn lặng thầm dâng tặng cho con người bao sản vật quý giá như người mẹ luôn âm thầm dành cho con những gì đẹp đẽ nhất. Biển chính là người mẹ thiên nhiên ân tình vĩ đại của muôn đời.
Phép so sánh cho ta thấy tình yêu và lòng biết ơn với người mẹ biển cả của bao đời, bao thế hệ.
Cho đoạn thơ sau:
Sông La ơi sông La
Trong veo như ánh mắt
Bờ tre xanh im mát
Mươn mướt đôi hàng mi.
(Bè xuôi sông La, Vũ Duy Thông)
Phép so sánh trong câu số 2 của đoạn thơ trên cho thấy làn nước sông La như thế nào?
Phép so sánh giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp lung linh, huyền ảo, thần tiên của làn nước sông La.
Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp sâu thẳm, dịu dàng của làn nước sông La, làn nước ấy lấp lánh, xao động trong ánh bình minh tuyệt đẹp.
Phép so sánh gợi tả vẻ đẹp trong sáng, sống động, có hồn của làn nước sông La, làn nước trong veo ấy như ánh mắt chan chứa hi vọng của con người.
Phép so sánh trong câu thơ sau có tác dụng gì?
"Ta là nụ, là hoa của đất."
Phép so sánh trong câu sau gợi tả được điều gì?
"Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày."
Phép so sánh trong câu thơ dưới đây gợi tả tiếng suối như thế nào ?
"Tiếng suối trong như tiếng hát xa." (Hồ Chí Minh)
Tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong đoạn văn sau là gì?
Có chiếc tựa mũi tên nhọn, tự cành cây rơi cắm phập xuống đất như cho xong chuyện, cho xong một đời lạnh lùng, thản nhiên, không thương tiếc, không do dự vẩn vơ. Có chiếc lá như con chim bị lảo đảo mấy vòng trên không, rồi gượng ngoi đầu lên hay giữ thăng bằng cho chậm tới cái giây nằm phơi trên mặt đất.
Khái Hưng
Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh?
Những chàng đom đóm như những ngọn đèn sáng lập lòe bay nhẹ nhàng quanh sân khấu kết bằng lá cỏ khô tỏa mùi ngai ngái.
Giữa đĩa trời mênh mông, ông trăng hiện ra vành vạnh, tròn như một mâm cỗ chan chứa ánh vàng.
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
Chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong đoạn thơ:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”
Câu nào dưới đây không sử dụng biện pháp so sánh?
Ngôi nhà giống bài thơ sắp làm xong
Là bức tranh còn nguyên màu vôi gạch.
Có mấy hình ảnh so sánh trong đoạn văn sau:
“Trời xuân chỉ hơi se lạnh một chút vừa đủ để giữ một vệt sương mỏng như chiếc khăn voan vắt hờ hững trên sườn đồi. Rừng hôm nay như một ngày hội của màu xanh, màu xanh với nhiều góc độ đậm nhạt, dày mỏng khác nhau. Những rừng cây bụ bẫm còn đang ở màu nâu hồng chưa có đủ chất diệp lục để chuyển sang màu xanh. Những lá cời non mới thoáng một chút xanh vừa ra khỏi màu nâu vàng. Những lá xưa mỏng tang và xanh rờn như một thứ lụa xanh ngọc thạch với những chùm hoa nhỏ li ti và trắng như những hạt mưa bay. Những chiếc lá ngoã non to như cái quạt lọc ánh sáng xanh mờ mờ. Tất cả những sắc non tơ ấy in trên nền xanh sẫm đậm đặc của những tán lá già của những cây quéo, cây vải, cây dâu da, cây đa, cây chúm bao…”