Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Nam Từ Liêm năm 2024 - Lần 3

6/1/2022 12:51:00 PM

Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường THCS Nam Từ Liêm được biên soạn theo cấu trúc đề thi của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi năm 2024-2025.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 TX, NTL vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

Có mấy cặp từ trái nghĩa xuất hiện trong đoạn thơ sau sau? 

“Nếu nhắm mắt nghĩ về cha mẹ,

Đã nuôi em khôn lớn từng ngày,

Tay bồng bế, sớm khuya vất vả,

Mắt nhắm rồi, lại mở ra ngay.”

  • 1
  • 2
  • 3
  • 4

Câu tục ngữ, thành ngữ nào sau đây không thuộc nhóm khuyên con người nhớ về quê hương cội nguồn?

  • Uống nước nhớ nguồn
  • Lá rụng về cội
  • Trâu bảy năm còn nhớ chuồng
  • Cây ngay không sợ chết đứng

Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:

“Bốn bề gió reo lao xao. Chim bách thanh hót thánh thót. Những đám mây đang bay, những tảng đá và những vòm cây lóe lên những ánh vàng chói lọi. Con vật đứng sững lại nhìn, cặp mắt long lanh vì ngạc nhiên. Hết nhìn trời mây, nó lại ngoái nhìn bộ lông của chính nó đang được nắng rọi óng ánh. Tai nó giỏng cao để lắng nghe tiếng chim chiều”. 

THEO VŨ HÙNG

Có mấy quan hệ từ trong đoạn văn trên?

  • 3
  • 4
  • 5
  • 6

Nhận định nào đúng với câu sau:

“Nước cuốn băng băng như bầy thú rừng đang lao chạy, giận dữ đổ ào ào xuống những tảng đá chắn lối rồi qua khỏi đó lại chảy êm ả, hiền hòa” (Vũ Hùng): 

  • Câu trên là câu ghép có hai vế câu
  • Câu trên là câu đơn có nhiều vị ngữ
  • Câu trên là câu ghép có ba vế câu
  • Câu trên là ghép có bốn vế câu

Dòng nào dưới đây bao gồm tất cả các từ láy xuất hiện trong các đoạn văn:

“Cà Mau đất xốp. Mùa nắng, đất nẻ chân chim, nền nhà cũng rạn nứt. Trên cái đất phập phều và lắm gió, dông như thế, cây đứng lẻ khó mà chống nổi với những cơn thịnh nộ của trời. Cây bình bát, cây bần cũng phải quây quần thành chòm, thành rặng; rễ phải dài, phải cắm sâu vào trong lòng đất. Nhiều nhất là đước. Đước mọc san sát đến tận mũi đất cuối cùng, thẳng đuột như hằng hà sa số cây dù xanh cắm trên bãi. Nhà cửa dựng dọc theo những bờ kênh, dưới những hàng đước xanh rì. Nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng thân cây đước…”

THEO MAI VĂN TẠO

  • rạn nứt, quây quần.
  • rạn nứt, phập phều, quây quần.
  • phập phều, san sát, quây quần
  • phập phều, san sát

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Chim gõ kiến nổi mõ
Gà rừng gọi vòng quanh:
- Sáng rồi đừng ngủ nữa
Nào, đi hội rừng xanh!

Tre, trúc nổi nhạc sáo
Khe suối gảy nhạc đàn
Cây rủ nhau thay áo
Khoác bao màu tươi non.

Công dẫn đầu đội múa
Khuớu lĩnh xướng dàn ca
Kỳ nhông diễn ảo thuật
Thay đổi hoài màu da.

Nấm mang ô đi hội
Tới suối, nhìn mê say
- Ô kìa anh cọn nước
Đang chơi trò đu quay!

(Ngày hội rừng xanh – Vương Trọng)

Từ “lĩnh xướng” trong câu Khuớu lĩnh xướng dàn ca thuộc từ loại nào?

  • Động từ
  • Danh từ
  • Tính từ

Tìm 3 từ đồng nghĩa với từ “mê say” có trong khổ thơ cuối.

Những sự vật nào được nhân hoá trong khổ thơ thứ 3? Viết đoạn văn trình bày tác dụng của phép nhân hoá có trong khổ thơ đó.

Em hãy nhập vai vào một trong những con vật có trong đoạn trên và kể lại một ngày hội ở rừng xanh.