Đề thi thử vào 6 môn Tiếng Việt trường Nam Từ Liêm năm 2025 (có giải thích đáp án chi tiết cho tài khoản FREE)

5/5/2025 6:00:00 AM

Đề thi thử vào 6 môn tiếng Việt trường THCS Nam Từ Liêm được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi chính thức.

Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 CLC Thanh Xuân, CLC Nam Từ Liêm vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.

👉 Làm đề thi thử vào 6 môn tiếng Anh trường THCS Nam Từ Liêm 2025

👉 Làm đề thi thử vào 6 môn Toán trường THCS Nam Từ Liêm năm 2025

Dòng nào dưới đây nêu đúng tác dụng của dấu hai chấm trong đoạn sau?

“ Ai từng tiếp xúc với Nguyên Hồng đều thấy rõ điều này: ông rất dễ xúc động, rất dễ khóc. Khóc khi nhớ đến bạn bè, đồng chí từng chia bùi sẻ ngọt; khóc khi nghĩ đến đời sống khổ cực của nhân dân mình ngày trước; khóc khi nói đến công ơn của Tổ quốc, quê hương đã sinh ra mình, đến công ơn của Đảng, của Bác Hồ đã đem đến cho mình lí tưởng cao đẹp của thời đại; khóc khi kể lại những nỗi đau, oan trái của những nhân vật là những đứa con tinh thần do chính mình hư cấu nên.”

  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó là lời nói của một nhân vật.
  • Báo hiệu bộ phận đứng sau nó giải thích cho bộ phận đứng trước.
  • Báo hiệu sự xuất hiện của những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
  • Cả A và C

Từ in đậm trong dòng nào dưới đây là các từ đa nghĩa?

  • nấm độc, độc đắc

  • chân voi, chân tình

  • châu báu, châu lục

  • chuyền bóng, băng chuyền

Chọn một thành ngữ thích hợp để điền vào chỗ trống dưới đây?

Anh ta là một kẻ …………………………, sau khi vượt qua khó khăn thì triệt đường của người khác gặp khó khăn giống mình.

  • Tích tiểu thành đại
  • Qua cầu rút ván
  • Gieo gió gặt bão
  • Lá lành đùm lá rách

Dòng nào sau đây có từ viết sai chính tả?

  • Những mẩu truyện cậu ấy thường kể không biết tự bao giờ đã trở thành động lực cho người mẹ mỗi ngày, vì thế lam lũ và cái nhọc nhằn cũng tan biến.
  • Vẻ trắng muốt tinh khôi của hoa cỏ tranh bên cạnh những bức tường thành cổ kính rêu phong tại Tử Cấm Thành Đại Nội Huế đẹp đến nao lòng người.
  • Tựu trung lại, mạng xã hội luôn là con dao hai lưỡi, chúng ta cần phải đề phòng và điều chỉnh hành vi, nhận thức của bản thân.
  • Thủ môn đội bạn đã rất giận dữ khi không thể cản được pha chuyền bóng bổng về phía khung thành.

Đọc đoạn thơ sau và cho biết tác giả tả về cây gì?

“Suốt mùa hè chịu nắng

Che mát các em chơi

Đến đêm đông giá lạnh

Lá còn cháy đỏ trời”

(Trần Đăng Khoa)

  • Cây phượng
  • Cây bàng
  • Cây bằng lăng
  • Cây xoan

Trạng ngữ của câu văn “Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ bầu trời Cô Tô cũng trong sáng như vậy.” ( Nguyễn Tuân) là:

  • Từ khi có Vịnh Bắc Bộ
  • Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người
  • Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão
  • Từ khi có Vịnh Bắc Bộ và từ khi Cô Tô mang lấy dấu hiệu của sự sống con người, thì sau mỗi lần dông bão, bao giờ

Dòng nào dưới đây chỉ ra các kết từ có trong đoạn văn sau?

“Dù cuộc sống có khó khăn như thế nào đi nữa, cũng đừng từ bỏ sự lương thiện, dù chúng ta có cô đơn như thế nào đi nữa, hãy đi theo con đường được xây dựng bởi nhân cách tốt. Con người sống trên đời này sẽ có những khó khăn, vất vả khác nhau nhưng hy vọng, với mỗi đau thương đi qua ta đều có thể cảm nhận được sự ấm áp của tình người. Một ngày nào đó, chúng ta sẽ hiểu, có tấm lòng lương thiện còn khó hơn có được trí thông minh. Bởi vì thông minh là thiên phú, còn lương thiện là lựa chọn của chính chúng ta.” (Trích dẫn tại toplist.vn)

  • dù, bởi, nhưng, hãy, mỗi, là, của, bởi vì, còn
  • dù, bởi, nhưng, của, bởi vì, còn
  • dù, bởi, đi, nữa, nhưng, của, những, bởi vì, còn
  • dù, bởi, những, của, bởi vì, còn

Câu văn nào dưới đây là câu ghép?

  • Những chi tiết hoang đường kể về Gióng như thế là cách dân gian tưởng tượng ra nhân vật của mình trở nên phi thường. (Bùi Mạnh Nhị)
  • Qua thu sang đông rồi hết xuân sang hè, chú gà nhép đã lớn vổng lên thành nàng mái nâu óng ả. (Tạ Duy Anh)
  • Tháng năm, tháng sáu, những con chim mới nở đã mạnh cánh và cứng mỏ, thì vợ chồng con cái nhà chim bỏ tổ, ríu rít mang nhau đi. (Tô Hoài)
  • Bốn giờ chiều tan chợ, người nghỉ bán, đi đòi tiền bạn hàng thiếu, tối mới về tới nhà, lâu lâu đội một thúng gạo. (Nguyễn Hiến Lê)

Đọc bài thơ: “Quê em” và trả lời câu hỏi:

“Bên này là núi uy nghiêm

Bên kia là cánh đồng liền chân mây

Xóm làng xanh mát bóng cây

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời”

                                   (Trần Đăng Khoa)

Liệt kê các tính từ trong đoạn trên.

Đáp án: .

Học sinh liệt kê các từ theo thứ tự xuất hiện trong đoạn thơ và ngăn cách bằng dấu phẩy.

Câu đầu sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Từ ngữ nào cho thấy biện pháp nghệ thuật đó? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?

Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau:

Từ “chân” trong câu thơ “Bên kia là cánh buồm liền chân mây” và từ “lưng” trong câu “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” được dùng với .

Đặt 1 câu với từ chân mang nghĩa chuyển.

Đặt 1 câu với từ “lưng” mang nghĩa gốc.

Hình ảnh “Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời” gợi tả điều gì? Trình bày ý hiểu của em trong một đoạn văn ngắn 3 – 5 câu.

Em hãy viết một bức thư (15 – 20 câu) cho một người bạn ở nước ngoài giới thiệu một cảnh đẹp thiên nhiên của đất nước Việt Nam.