Đề thi thử vào 6 môn tiếng Việt trường THCS Thanh Xuân được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi chính thức.
Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 CLC Thanh Xuân, CLC Nam Từ Liêm vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.
👉 Làm đề thi thử vào 6 môn tiếng Anh trường THCS Thanh Xuân năm 2025
👉 Làm đề thi thử vào 6 môn Toán trường THCS Thanh Xuân năm 2025
Câu nào sau đây là câu ghép?
Đại từ trong câu “Khi đã chảy vào trong rừng, dòng suối rẽ xuống một cái ao và âm thanh của nó, lọt thỏm giữa đám cây rừng, vọng lại như đang ở trong hang.” (Richard Adams) là:
Xét về mặt từ loại, từ “trần gian” trong câu là: “Mùa xuân không chỉ đem đến cho trần gian những tia nắng ấm áp mà nó còn gửi tặng chúng ta những cành đào, cành mai rực rỡ.” là:
Đọc bức thư sau và trả lời các câu hỏi dưới đây (khoanh tròn vào một hoặc những đáp án đúng):
Thư cho một người bạn để hiểu đất nước mình
Chào bạn Ma - ri - a!
Mình rất hạnh phúc và sung sướng khi đọc thư và nghe bạn kể về đất nước hằng yêu dấu của bạn.
Mình có thể tưởng tượng ra những đỉnh núi phủ đầy tuyết trắng, những cơn gió đem hơi lạnh từ biển Bắc vào. Thậm chí mình có thể cảm nhận được cả mùi vị trong lành của những cánh rừng thông trên mảnh đất bạn đang sống. Mình rất hiểu bạn yêu thương từng góc nhỏ, từng con người trên mảnh đất của Tổ quốc bạn đến dường nào.
Sau khi đọc thư bạn, một ý muốn cứ thôi thúc mình viết thư đáp lại, để đến lượt mình được kể cho bạn nghe về Tổ quốc mà đối với mình thật đẹp đẽ, tuyệt vời, vô song, thật thân thương không gì sánh nổi. (…)
Tổ quốc mình – đó là miền đất Ka-dắc-xtan đầy ánh mặt trời! Ở nơi này, mình cảm nhận được làn gió bỏng rát thổi từ sa mạc tới, chiêm ngưỡng những đỉnh núi tuyết phủ sáng lấp lóa, lắng nghe được những âm thanh của dòng sông ào ạt đổ xuống từ triền núi cao và sững sờ đến ngây ngất trước vẻ đáng yêu của chú chim non lần đầu cất cánh.
Mình yêu đất nước mình có những thảo nguyên bao la đẹp biết bao trong những ngày xuân và ngày hạ. Mùa xuân, những làn gió nhẹ nhàng mơn trớn những đóa hoa kiều diễm, càng làm nổi bật ánh bạc nơi cuống bông và tôn lên sắc hoa đỏ trên cái nền xanh ngăn ngắt của đồng cỏ. Muôn hoa trên thảo nguyên đua nhau khoe sắc trên tấm thảm không gian mênh mông trải dài như vô tận, khiến cho mặt đất cũng trở nên sinh động hơn. Ngoài những rặng núi hùng vĩ thích khoác tấm áo choàng của nàng Bạch Tuyết, nơi đây, dưới chân những ngọn đồi xanh ngát, những đóa hoa tup-lip đỏ tươi, hồng nhạt và vàng thắm vẫn vươn mình kiêu hãnh đung đưa trong làn gió xuân nhè nhẹ. Những con suối đầu tiên đổ từ núi xuống trong tiếng róc rách trong trẻo, lúc rì rầm, lúc ngân vang như muốn đánh thức cả mặt đất này dậy khỏi giấc ngủ mùa đông. Và trên thảo nguyên lại vọng về giọng chim ca líu lo vui mừng chào xuân tới. […]
Vào những ngày hè nóng bỏng, khi cả những sắc màu rực rỡ cũng trở nên nhạt nhòa đi dưới cái nắng gay gắt như thiêu đốt của mặt trời, mà được nghỉ ngơi bên những bờ hồ mát mẻ ngắm nhìn những dãy núi vây quanh vẫn giữ tấm áo choàng màu xanh lá cây thì thật là vui thích. […]
Bạn biết không, Ma-ri-a, một ý nghĩ thú vị vừa chợt nảy ra với mình. Nếu chúng ta sưu tầm, thu thập tất cả các bức thư của thiếu niên ở lứa tuổi mình trên khắp thế giới, xếp lại thành một tập, ta sẽ có một cuốn sách hay và độc đáo. Cuốn sách này sẽ có thể dùng làm sổ tay hướng dẫn về địa lí của mỗi quốc gia […].Những trang sách sẽ chứa đầy tình yêu thương của chúng ta đối với Tổ quốc của mình. Tình yêu ấy nằm trong một tình yêu lớn hơn – tình yêu với ngôi nhà chung của nhân loại – Trái Đất – một tinh cầu bé nhỏ trong vũ trụ bao la mà ta có được […].
Ma-ri-a thân mến, mình sẽ nói tạm biệt bạn bây giờ, nhưng mình rất muốn bạn có thể tưởng tượng ra đất nước Ka-dắc-xtan của mình. Bạn hãy đọc lá thư này, nhắm mắt lại và bạn sẽ thấy những thảo nguyên bao la, sẽ nghe thấy những âm thanh trên thảo nguyên ấy. Nơi đó, chính là Tổ quốc hằng yêu dấu của mình.
(I-ri-na Ki-xlô-va, 14 tuổi, Bài đoạt giải Nhất cuộc thi viết thư do UPU tổ chức)
Nội dung chính của bức thư trên là?
Đọc đoạn sau và cho biết:
“Bạn biết không, Ma-ri-a, một ý nghĩ thú vị vừa chợt nảy ra với mình. Nếu chúng ta sưu tầm, thu thập tất cả các bức thư của thiếu niên ở lứa tuổi mình trên khắp thế giới, xếp lại thành một tập, ta sẽ có một cuốn sách hay và độc đáo. Cuốn sách này sẽ có thể dùng làm sổ tay hướng dẫn về địa lí của mỗi quốc gia […].Những trang sách sẽ chứa đầy tình yêu thương của chúng ta đối với Tổ quốc của mình. Tình yêu ấy nằm trong một tình yêu lớn hơn – tình yêu với ngôi nhà chung của nhân loại – Trái Đất – một tinh cầu bé nhỏ trong vũ trụ bao la mà ta có được […].”
Tác giả đã liên kết các câu trong đoạn trên bằng cách nào?
Đọc câu sau và cho biết:
“Vào những ngày hè nóng bỏng, khi cả những sắc màu rực rỡ cũng trở nên nhạt nhòa đi dưới cái nắng gay gắt như thiêu đốt của mặt trời, mà được nghỉ ngơi bên những bờ hồ mát mẻ ngắm nhìn những dãy núi vây quanh vẫn giữ tấm áo choàng màu xanh lá cây thì thật là vui thích.”
Nhận định nào dưới đây không đúng với câu văn trên:
Cho câu văn:
“Những con suối đầu tiên đổ từ núi xuống trong tiếng róc rách trong trẻo, lúc rì rầm, lúc ngân vang như muốn đánh thức cả mặt đất này dậy khỏi giấc ngủ mùa đông.”
Nhận định chưa đúng trong các nhận định sau:
Trong đoạn trên, người viết thư đã cảm nhận vẻ đẹp của đất nước Ka-dắc-xtan bằng những giác quan nào?
Đọc các đoạn thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài thềm
Tiếng ếch râm ran bờ ruộng
Con nằm nghe giữa mưa đêm
Quê hương là bàn tay mẹ
Dịu dàng hái lá mồng tơi
Bát canh ngọt ngào tỏa khói
Sau chiều tan học mưa rơi
(…)
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Sẽ không lớn nổi thành người.”
(Quê hương – Đỗ Trung Quân)
Trong các đoạn thơ trên, tác giả đã so sánh quê hương là “chùm khế ngọt”, “đường đi học”, “con diều biếc” “con đò nhỏ”, “đêm trăng tỏ” “bàn tay mẹ”… Tất cả những hình ảnh đó đã gợi tả quê hương như thế nào?
Đoạn thơ trên giúp em cảm nhận được tình cảm của tác giả đối với quê hương như thế nào?
Tác giả muốn nhắn nhủ điều gì qua câu: “Quê hương nếu ai không nhớ/ Sẽ không lớn nổi thành người”?
“Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng”
Em có đồng tình với ý kiến trên không? Tại sao?