Phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu

8/1/2024 4:51:45 PM

Trong các thí nghiệm sau thí nghiệm nào không phải là phép thử ngẫu nhiên?

  • Gieo đồng tiền xem ra mặt ngửa hay mặt sấp
  • Gieo 3 đồng tiền và xem có mấy đồng tiền lật ngửa
  • Chọn bất kì 1 học sinh trong lớp và xem là đã làm bài tập hay chưa.
  • Bỏ hai viên bi xanh và ba viên bi đỏ trong một chiếc hộp, sau đó lấy từng viên một để đếm xem có tất cả bao nhiêu viên bi

Gieo một con xúc xắc cân đối, đồng chất và quan sát số chấm xuất hiện. Hãy mô tả không gian mẫu.

 

  • Ω = {2; 4; 6}
  • Ω = {1; 3; 5}
  • Ω = {1; 2; 3; 4}
  • Ω = {1; 2; 3; 4; 5; 6}

Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm bốn hình quạt bằng nhau, đánh các chữ cái A, B, C, D và được gắn vào trục xoay có có mũi tên bên cạnh như hình minh họa dưới. Bạn Mai quay tấm bìa liên tiếp hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt có chữ cái nào khi tấm bìa dừng lại.

Phép thử và kết quả của phép thử là gì?

  • Phép thử là quay tấm bìa hai lần. Kết quả của phép thử là chữ cái trên hình quạt mà mũi tên chỉ vào ở lượt quay thứ I.
  • Phép thử là quay tấm bìa hai lần. Kết quả của phép thử là chữ cái trên hình quạt mà mũi tên chỉ vào ở lượt quay thứ II.
  • Phép thử là quay tấm bìa liên tiếp hai lần. Kết quả của phép thử là cặp XY trong đó X, Y tương ứng là chữ cái trên hình quạt mà mũi tên chỉ vào ở lượt quay thứ I và II.
  • Phép thử là quay tấm bìa. Kết quả của phép thử là cặp XY trong đó X, Y tương ứng là chữ cái trên hình quạt mà mũi tên chỉ vào ở lượt quay thứ I và II.

Điền vào ô trống các cặp XY (X, Y tương ứng là chữ cái tại hình quạt mà mũi tên chỉ vào ở lần quay thứ 12) để hoàn thành bảng liệt kê các phần tử không gian mẫu của phép thử.

A B C D
A AA BA
B
C
D

 

Chọn ngẫu nhiên 2 bạn ngồi cạnh nhau trong lớp học và hỏi về tay thuận của hai bạn đó là tay nào.

Phép thử và kết quả của phép thử là gì?

  • Phép thử là chọn ngẫu nhiên 1 trong 2 bạn. Kết quả của phép thử là bên tay thuận của bạn thứ nhất và bạn thứ hai.
  • Phép thử là chọn ngẫu nhiên 1 trong 2 bạn. Kết quả của phép thử là 2 bạn được chọn trong số cả lớp.
  • Phép thử là chọn ngẫu nhiên hai bạn cạnh nhau. Kết quả của phép thử là bên tay thuận của bạn thứ nhất và bạn thứ hai.
  • Phép thử là chọn ngẫu nhiên hai bạn cạnh nhau. Kết quả của phép thử là 2 bạn được chọn trong số cả lớp.

Ta kí hiệu tay phải và tay trái lần lượt là P và T. Hãy mô tả không gian mẫu (Ω) của phép thử.

  • Ω = { P, T }
  • Ω = { PT, TP, }
  • Ω = { PP, PT, TP, TT, }
  • Ω = { PP, PT, TP, TT, PPT, TPP }

Xét phép thử tung một con xúc xắc 6 mặt hai lần, hãy xác định số phần tử của không gian mẫu

  • 36
  • 18
  • 6
  • 12

Có hai hộp thẻ. Hộp thứ nhất chứa bốn thẻ được đánh số từ 1 đến 4, hộp thứ hai chứa hai thẻ chữ cái A và B. Lấy ngẫu nhiên ở mỗi hộp một thẻ, với kí hiệu "XY" thể hiện hộp thứ nhất lấy được số X, hộp thứ hai lấy được chữ cái Y thì không gian mẫu là 

  • Ω = { 1A, 2A, 3A, 4A }
  • Ω = { 1B, 2B, 3B, 4B, 5B }
  • Ω = { 1A, 2b, 3A, 4b }
  • Ω = { 1A, 2A, 3A, 4A, 1B, 2B, 3B, 4B }

Bạn Minh muốn dùng ba chữ số 6; 2; 1 để tạo thành số có ba chữ số đôi một khác nhau. Hỏi bạn Minh có thể tạo ra tối đa bao nhiêu số?

Kết luận: Bạn Minh có thể tạo ra tối đa số.

Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 có thể tạo được bao nhiêu số tự nhiên có hai chữ số khác nhau?

Kết luận: Có thể tạo được số.