Một tấm bìa cứng hình tròn được chia làm bốn hình quạt bằng nhau, đánh các chữ cái 1; 2; 3; 4 và được gắn vào trục xoay có có mũi tên bên cạnh như hình minh họa dưới. Quay tấm bìa liên tiếp hai lần và quan sát xem mũi tên chỉ vào hình quạt có chữ số nào khi tấm bìa dừng lại.
Phép thử đã cho có bao nhiêu phần tử của không gian mẫu?
Xét biến cố E: "Tổng hai số ghi trên hình quạt ở hai lần quay bằng 6".
Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố E?
Xét biến cố F: "Số ghi trên hình quạt mà mũi tên chỉ trúng ở cả hai lần là giống nhau".
Xác suất của biến cố F là . (Điền đáp án dưới dạng phân số tối giản a/b)
Cho hai hộp đựng các tấm thẻ, hộp thứ nhất đựng 3 tấm thẻ ghi các số 2; 4; 6, hộp thứ hai đựng 3 tấm thẻ ghi các số 3; 5; 7. Bốc ngẫu nhiên từ mỗi hộp ra một tấm thẻ và ghép thành số có hai chữ số với chữ số được lấy ra từ hộp thứ nhất là chữ số hàng chục.
Không gian mẫu của phép thử đã cho có phần tử.
Cho biến cố A: "Số tạo thành chia hết cho 3".
Xác suất của biến cố A là
Cho biến cố B: "Số tạo thành là số nguyên tố"
Xác suất của biến cố B là . (Điền đáp án dưới dạng phân số tối giản a/b)
Chọn ngẫu nhiên hai bạn bất kì trong lớp. Giả thiết rằng biến cố "Đã làm bài tập" và biến cố "Chưa làm bài tập" là đồng khả năng. Tính xác suất của biến cố E: "Có ít nhất 1 bạn làm bài tập".
Một túi chứa 3 viên bi màu xanh và một số viên bi màu đỏ có cùng kích thước và khối lượng. Bạn Minh lấy ra ngẫu nhiên 1 viên bi. Biết rằng xác suất của biến cố A: “Lấy được viên bi màu xanh” là 0,6.
Hỏi trong túi có tổng bao nhiêu viên bi?
Gieo đồng thời hai con xúc xắc cân đối, đồng chất I và II.
Xác suất của biến cố A: "Có đúng 1 con xúc xắc xuất hiện mặt 1 chấm" là
*Lưu ý: Điền đáp án dưới dạng phân số tối giản a/b.
Xác xuất của biến cố B: "Tích hai số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc nhỏ hơn hoặc bằng 5" là .
*Lưu ý: Điền đáp án dưới dạng phân số tối giản a/b.