Phần lớn các trường THCS có thi tuyển ở Hà Nội đều tổ chức kiểm tra, đánh giá năng lực 3 môn Tiếng Việt, Toán, Tiếng Anh. Riêng THCS Ngoại Ngữ, ngoài phần thi tiếng Anh thì học sinh sẽ phải làm bài đánh giá năng lực Khoa học tự nhiên và Toán; Khoa học xã hội và Tiếng Việt. Trong bài viết này, TAK12 giới thiệu chi tiết cấu trúc đề thi mới nhất, hướng dẫn phạm vi ôn luyện và tổng hợp bộ đề ôn luyện Khoa học xã hội và Tiếng Việt, giúp những sĩ tử chinh phục thành công mục tiêu thi đỗ THCS Ngoại Ngữ.
Theo cấu trúc đề thi tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2024-2025 của trường THCS Ngoại ngữ, bài thi đánh giá năng lực KHXH & Tiếng Việt gồm 02 phần trong 40 phút:
Phần trắc nghiệm: 5 câu Tiếng Việt & 5 câu KHXH
Phần tự luận: 2 câu Tiếng Việt
Nội dung Khoa học xã hội được tóm tắt trong mô tả cấu trúc đề thi của trường THCS Ngoại ngữ như sau:
Nội dung phần Lịch sử - Địa lý yêu cầu học sinh có các kiến thức, kĩ năng sau:
Kiến thức – kỹ năng cơ bản, thiết yếu của địa phương, vùng miền, đất nước Việt Nam, các nước láng giềng và một số nét cơ bản về địa lý, lịch sử thế giới
Vận dụng vào thực tiễn
Học cách ứng xử phù hợp với tự nhiên và xã hội
Trong phần này, cấu trúc đề thi của trường THCS Ngoại ngữ gồm các nội dung sau:
TS. Diêu Lan Phương - phó hiệu trưởng trường chuyên KHXH & Nhân văn đã phân tích và biên soạn bộ đề ôn thi Khoa học xã hội và Tiếng Việt vào lớp 6 THCS Ngoại ngữ và các dạng bài, chủ điểm kiến thức cần nắm vững cho cho phần thi môn Khoa học xã hội vào THCS Ngoại ngữ tại phần Luyện theo chủ điểm trong chương trình Luyện đề 3 môn THCS Ngoại ngữ trên TAK12.
[%Included.Dangky%]
Lưu ý: Các nội dung kiểm tra kiến thức Đạo đức trên sẽ chỉ có ý nghĩa khi các bạn hiểu được chuẩn mực đạo đức, pháp luật và phải áp dụng được vào thực tiễn. Chúng ta không chỉ làm trắc nghiệm câu A, B, C theo sách giáo khoa. Quan trọng hơn, các bạn phải hiểu kiến thức đó và vận dụng vào trường hợp bạn A, bạn B, bố mẹ hay chính bản thân mình trong xã hội, trong học tập. Từ đó, các bạn có thể lựa chọn cách ứng xử sao cho phù hợp.
Các câu hỏi trong bài thi Khoa học xã hội và Tiếng Việt nằm trong chương trình giáo dục tiểu học, chủ yếu nằm trong chương trình lớp 4 và lớp 5 hiện hành của Bộ GD&ĐT. Nội dung các câu hỏi tiếng Việt có thể liên quan tới:
Kiến thức về ngữ âm, chữ viết; kiến thức về tự vựng, ngữ pháp; kiến thức về phong cách ngôn ngữ và các biện pháp tu từ.
Kiến thức về cấu tạo của văn bản, kiến thức về các kiểu văn bản: kể chuyện, miêu tả, thư.
Kỹ năng đọc hiểu nội dung, ý nghĩa của văn bản; kỹ năng nhận biết một số chi tiết nghệ thuật của văn bản thông qua từ ngữ, hình ảnh, nhân vật, ....
Kỹ năng viết đoạn văn, bài văn kể chuyện, miêu tả, viết thư, ....
Ví dụ: Em hãy đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“Khi Totto-chan sắp sửa hỏi mẹ “Tomoe” có nghĩa là thế nào thì em thoáng nhận ra một cái gì đó đằng xa làm em cứ tưởng mình đang trong giấc mơ. Em ngồi thụp xuống, nhòm qua bụi cây để thấy cho rõ hơn, và em không thể tin vào mắt mình nữa.
- Mẹ ơi, có đúng một con tàu kia không? Kia kìa, ở trong sân trường ấy!
Để làm phòng học, nhà trường đã phải tận dụng sáu toa tàu bỏ không. Một trường học trên một con tàu! Điều này đối với Tôt-tô-chan giống như một giấc mơ thật? Cửa sổ của các toa tàu long lanh trong nắng mai. Nhưng đôi mắt của cô bé má hồng nhìn chúng qua bụi cây còn long lanh hơn thế nữa”.
(Trích Totto-chan bên cửa sổ - Kurroyanagi Tetsuko, NXB Văn học, 2015)
Đoạn trích trên vẽ lên hình ảnh ngôi trường Tomoe, một ngôi trường rất đặc biệt – ngôi trường trên những toa tàu. Cô bé Totto-chan dường như đã bị cuốn hút ngay từ cái nhìn đầu tiên và chắc hẳn lúc ấy, cô bé rất tò mò muốn biết đó là một ngôi trường như thế nào.
Bằng trí tưởng tượng của mình, em hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 100 từ) miêu tả ngôi trường trong mơ ước của em.
Lưu ý: Nội dung được kiểm tra không hề xa lạ nhưng yêu cầu thí sinh phải thể hiện những cảm nhận thực tế, chân thực về cuộc sống, về những con người xung quanh. Hơn hết, đó là những suy tư của chính các bạn chứ không phải nói bằng lời của người khác.
Đăng ký nhận tài liệu hướng dẫn ôn thi vào 6 môn TV
Trên thị trường hiện có 05 đầu sách để các em HS và phụ huynh tham khảo, ôn luyện cho bài thi KHXH & Tiếng Việt vào trường THCS Ngoại ngữ:
Trong đó bộ 30 đề đánh giá năng lực ôn thi vào lớp 6 của trường THCS Ngoại ngữ có các câu hỏi khó hơn và sát hơn với đề thi thực tế. Đề thi chính thức hàng năm sẽ do Trung tâm khảo thí của trường ĐH Ngoại ngữ đưa ra. Nhược điểm của cuốn bộ 30 đề đánh giá năng lực ôn thi vào lớp 6 của trường THCS Ngoại ngữ là phần đáp án (quét mã QRCode in cuối sách để truy cập file đáp án bản pdf) không có kèm giải thích chi tiết. Do đó chỉ có giá trị để học sinh tham khảo dạng đề mẫu, mà không dễ dàng để học sinh học cách giải các bài toán khó, hoặc bổ sung nhanh các kiến thức khoa học tự nhiên liên quan.
Đáp ứng mong muốn của các bạn HS có mục tiêu thi vào lớp 6 THCS Ngoại ngữ, muốn xem giải thích đáp án chi tiết, gợi ý ôn luyện để lấp bù nhanh các chỗ hổng, TAK12 đã chọn mời TS. Diêu Lan Phương, phó hiệu trưởng trường chuyên KHXH & Nhân văn cùng đội ngũ giáo viên xuất sắc của Ngôn ngữ & EQ, Học Văn Vui Vẻ - cộng tác xây dựng bộ đề và ngân hàng ôn luyện bài thi KHXH & Tiếng Việt ngay trên TAK12.
[%LinkFreeQuizExam{206}{139}%]
Trong chương trình Luyện đề vào lớp 6 THCS Ngoại Ngữ, TAK12 đã và sẽ phát hành các đề ôn luyện bám sát cấu trúc đề tuyển sinh mới nhất của nhà trường. Dưới đây là các đề đang được mở miễn phí để học sinh dễ dàng tham khảo.
[%LinkFreeQuizExam{1050}{20}%]
[%LinkFreeQuizExam{1070}{20}%]
[%LinkFreeQuizExam{898}{20}%]
[%Included.TAK12%]
[%Included.Vao6%]