Tìm số tự nhiên khi biết dấu hiệu chia hết là dạng bài rất thường xuyên xuất hiện trong đề thi vào 6 môn Toán. Cùng TAK12 tìm hiểu về dạng bài toán này và các ví dụ minh họa trong bài viết sau.
Dưới đây là kiến thức cần nhớ về dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9:
Dấu hiệu chia hết cho 2: các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8 thì chia hết cho 2
Dấu hiệu chia hết cho 3: các số có tổng các chữ số chia hết cho 3 thì chia hết cho 3
Dấu hiệu chia hết cho 5: các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5
Dấu hiệu chia hết cho 9: các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9
Ngoài các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9; học sinh cũng cần ghi nhớ các dấu hiệu chia hết sau:
Dấu hiệu chia hết cho 4: các số có hai chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 4 thì chia hết cho 4.
Dấu hiệu chia hết cho 8: các số có ba chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 8 thì chia hết cho 8.
Dấu hiệu chia hết cho 25: các số có hai chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 25 thì chia hết cho 25.
Dấu hiệu chia hết cho 125: các số có ba chữ số tận cùng lập thành số chia hết cho 125 thì chia hết cho 125
Nếu bài toán cho dấu hiệu chia hết khác 2, 3, 5, 9; ta cần phân tích để đưa về dấu hiệu chia hết cơ bản.
Ví dụ: Tìm số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau và chia hết cho 45 có dạng sau:
Hướng dẫn giải:
Ta có: 45 = 5 x 9
=> Số chia hết cho 45 là số chia hết cho cả 5 và 9.
Vì chia hết cho 5 nên b = 0 hoặc b = 5
Vì có các chữ số khác nhau nên b = 0 không thỏa mãn.
Vậy b = 5.
Nếu b = 5 thì tổng các chữ số là: 1 + 0 + a + 5 = 6 + a
=> (6 + a) chia hết cho 9. Nên a = 3. Được số 1035
Vậy số cần tìm là: 1035
Nếu bài cho cùng lúc nhiều dấu hiệu chia hết, ta cần xét dấu hiệu số tận cùng trước, rồi tiếp tục xét dấu hiệu tổng các chữ số.
Ví dụ: Tìm các chữ số x, y để số chia hết cho các số 3; 4 và 5.
Hướng dẫn giải:
Vì chia hết cho 4 và 5 =>
chia hết cho cả 2 và 5
=> y = 0 và chia hết cho 4. Nên x = 0; 2; 4; 6; 8.
Mặt khác: chia hết cho 3 => 2 + 7 + x + 0 = 9 + x chia hết cho 3
=> x chia hết cho 3. Vậy chọn được x = 0; 6 thỏa mãn đề bài.
Nếu bài cho dạng toán về phép chia có dư, ta cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Nếu a : 2 dư 1 thì chữ số tận cùng của a là 1; 3; 5; 7; 9
Nếu a : 5 dư 1 thì chữ số tận cùng của a phải là 1 hoặc 6; a : 5 dư 2 thì chữ số tận cùng phải là 2 hoặc 7…
Ví dụ: Cho a = . Hãy thay x, y bởi những chữ số thích hợp để khi chia a cho 2, 5, 9 đều dư 1.
Hướng dẫn giải:
Ta nhận thấy:
a : 5 dư 1 nên y bằng 1 hoặc 6.
Mặt khác a : 2 dư 1 nên y phải bằng 1.
=> Số phải tìm có dạng a= .
chia cho 9 dư 1 nên: x + 4 + 5 + 9 + 1 = x +18 + 1 chia cho 9 dư 1.
=> x phải chia hết cho 9. Suy ra x = 0 hoặc x = 9.
Mà x là chữ số đầu tiên của 1 số nên x # 0. Vậy x = 9. Số phải tìm là 94591
Như vậy, bài viết trên đã giới thiệu đầy đủ kiến thức cần nhớ về dấu hiệu chia hết cũng như cách làm dạng bài tìm số tự nhiên khi biết dấu hiệu chia hết. Hy vọng các bạn ghi nhớ và áp dụng hiệu quả vào các bài toán cụ thể trong quá trình ôn thi vào 6.
[%Included.TAK12%]
[%Included.Vao6%]