Quan hệ từ là một trong những từ loại học sinh sẽ được học trong chương trình Tiếng Việt lớp 5. Trong bài viết hôm nay, TAK12 sẽ hệ thống toàn bộ kiến thức cần nhớ về quan hệ từ Tiếng Việt lớp 5 và tổng hợp các dạng bài tập quan hệ từ để học sinh ôn thi Tiếng Việt vào 6. Đồng thời, nội dung sau đây cũng sẽ lưu ý đến các em học sinh một số lỗi khi làm bài tập về quan hệ từ thường gặp và cách sửa lỗi. Cùng theo dõi nhé!
Quan hệ từ là những từ dùng để nối các từ ngữ, các câu nhằm thể hiện mối quan hệ giữa các từ ngữ và các câu đó với nhau.
Một số quan hệ từ phổ biến là: Và, với, hay, hoặc, của, nhưng, mà, thì, để, ở, qua, tại, bằng, như, rồi, nên, về,...
Quan hệ từ | Thể hiện mối quan hệ | Ví dụ trong câu |
và, với,... | Liên hợp | Tôi đang đi xem phim với bạn. |
hay, hoặc,... | Lựa chọn | Tôi đang phân vân giữa màu đen hoặc màu trắng. |
của,... | Sở hữu | Chiếc bút màu vàng là của tôi. |
như,... | So sánh | Cô giáo như người mẹ hiền. |
nhưng, mà,... | Tương phản | Linh đi học nhưng quên mang bút chì. |
nên,... | Nguyên nhân, kết quả | Trời mưa nên đường sá bị ướt. |
để,... | Mục đích | Tôi rèn luyện thể thao để có sức khỏe tốt. |
rồi,... | Tiếp nối | Anh ấy cười rồi nói với tôi. |
Ôn tập quan hệ từ và các từ loại khác: danh từ, động từ,...
[%Included.Dangky%]
[%Included.Lớp 5%]
Khi học quan hệ từ Tiếng Việt lớp 5, các em cần biết những vai trò chính của quan hệ từ như sau:
Trong chương trình Tiếng Việt lớp 5, có bốn cặp quan hệ từ thường gặp nhất đó là:
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân – kết quả: Đây là cặp quan hệ từ dùng để nối các thành phần trong câu văn, nhằm biểu thị mối quan hệ giữa một nguyên nhân với một kết quả được suy ra từ chính nguyên nhân đó.
Những cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả thường dùng là: Vì…nên…; do…nên…; nhờ…mà…; ...
Ví dụ đặt câu với cặp quan hệ từ nguyên nhân – kết quả
Cặp quan hệ từ biểu thị giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả: Đây là cặp quan hệ từ dùng để nối các thành phần trong câu văn, nhằm biểu thị mối quan hệ giữa một giả thiết/điều kiện với một kết quả được suy ra từ chính giả thiết/điều kiện đó.
Những cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả thường dùng là: Nếu…thì…; hễ…thì…; miễn là... thì...; chỉ cần...thì...; giá mà...thì...; ...
Ví dụ đặt câu với cặp quan hệ từ giả thiết – kết quả, điều kiện – kết quả
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản: Đây là cặp quan hệ từ dùng để nối các thành phần trong câu văn, nhằm biểu thị mối quan hệ tương phản giữa các thành phần được nối trong câu văn.
Những cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tương phản thường dùng là: Tuy…nhưng…; mặc dù…nhưng…; dẫu...nhưng; dù cho...nhưng...; ...
Ví dụ đặt câu với cặp quan hệ từ tương phản
Cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến: Đây là cặp quan hệ từ dùng để nối các thành phần trong câu văn, nhằm biểu thị một quá trình phát triển, tiến hóa, hoặc tăng lên theo thời gian, cấp độ, hay mức độ.
Những cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến thường dùng là: Không những...mà còn...; không chỉ...mà còn...; càng...càng...; ...
Ví dụ đặt câu với cặp quan hệ từ tăng tiến
Hướng dẫn làm bài tập: Đối với dạng bài này, học sinh cần biết được ý nghĩa trong câu/bài nói về cái gì để xác định quan hệ từ và cặp quan hệ từ cho đúng.
Bài 1: Gạch dưới quan hệ từ có trong các câu sau:
a) Trên bãi tập, tổ một tập nhảy cao còn tổ hai tập nhảy xa.
b) Trời mưa to mà bạn Quỳnh không có áo mưa.
c) Lớp em luôn nỗ lực phấn đấu trong học tập nên thầy cô rất vui lòng.
d) Đoàn tàu này qua rồi đoàn tàu khác đến.
e) Mai đi dạo phố cùng với bạn bè.
g) Tiếng kẻng của hợp tác xã vang lên, các xã viên ra đồng làm việc.
h) Hôm nay bố em về nhà muộn vì công tác đột xuất.
i) Mưa đã tạnh mà đường sá vẫn còn lầy lội.
k) Hôm nay, tổ bạn trực hay tổ tớ trực?
Bài 2: Tìm và gạch dưới quan hệ từ rồi cho biết chúng biểu thị quan hệ gì?
a) Bạn Hà chẳng những học giỏi mà bạn ấy còn ngoan ngoãn.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
b) Sở dĩ cuối năm Châu phải thi lại vì bạn không chịu khó học tập.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
c) Tuy chúng ta đã tận tình giúp đỡ Khôi nhưng bạn ấy vẫn chưa tiến bộ.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
d) Nếu trời mưa thì ngày mai chúng ta không đi Củ Chi.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
g) Nếu có gió to thì nhất định thuyền chúng ta sẽ ra khỏi chỗ này trước khi trời tối.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
h) Nhờ bạn Minh giúp đỡ mà kết quả của Nhân tiến bộ rõ rệt.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
i) Do gió mùa đông bắc tràn về nên trời trở lạnh.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
k) Mặc dù nhà rất xa nhưng bạn An chưa bao giờ đi học trễ.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
l) Nhờ có dịp đi chơi xa nhiều nên tôi mới tận mắt thấy hết sự giàu có của quê hương mình.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
m) Bác Hai không chỉ khéo léo mà bác còn chăm chỉ làm việc.
→ Biểu thị quan hệ: ________________________________________
Bài 3: Em hãy gạch chân dưới những quan hệ từ có trong đoạn văn sau:
Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và bã mía. Một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này. Một vài người bán hàng về muộn đang thu xếp hàng hóa, quang gánh đã xỏ sẵn vào quang rồi, họ còn đứng nói chuyện với nhau ít câu nữa.
(trích Hai đứa trẻ - Thạch Lam)
Hướng dẫn làm bài tập: Với dạng bài này, học sinh xem xét nội dung và ý nghĩa mà câu văn nói đến để lựa chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp.
Bài 1: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện các câu văn sau:
a) “Gió lạnh đầu mùa” là tập truyện ngắn đầu tiên em đọc __________________ là truyện ngắn em yêu thích nhất.
b) Trời sắp có dông __________________ gió thổi rất mạnh, cuốn bay hết lá khô trên vỉa hè.
c) Chủ đề của bài văn tuần này là kể __________________ một vị anh hùng dân tộc mà em biết.
d) Cô giáo dặn dò rất kĩ rồi __________________ bạn học sinh kia vẫn quên không mang bút máy theo.
e) __________________ trời nắng nóng gay gắt __________________ các cô chú nông dân vẫn ra đồng làm cỏ.
Bài 2: Điền quan hệ từ thích hợp vào chỗ trống để tạo thành câu hợp lý:
a) __________ em vẫn không chăm chỉ tập chạy __________ em sẽ không bao giờ có thể chạy nhanh hơn.
b) Nước __________ dâng lên cao, thuyền bè __________ đi lại dễ dàng.
c) __________ chị Hai cùng gấp giấy, vẽ tranh __________ em đã hoàn thành bài tập Mỹ Thuật sớm.
d) __________ cô giáo cho nghỉ buổi học chiều nay __________ em sẽ đến thư viện để đọc quyển sách mới nhất.
Bài 3: Chọn các quan hệ từ thích hợp trong ngoặc để điền vào chỗ trống:
(tuy...nhưng; của; nhưng; vì... nên; bằng; để)
a) Những cái bút __________ tôi không còn mới __________ vẫn tốt.
b) Tôi vào thành phố Hồ Chí Minh __________ máy bay__________ kịp cuộc họp ngày mai.
c) __________ trời mưa to __________ nước sông dâng cao.
d) __________ cái áo ấy không đẹp __________ nó là kỉ niệm của những ngày chiến đấu anh dũng.
Hướng dẫn làm bài tập: Với dạng bài này, học sinh cần nhận biết được quan hệ từ hay cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa gì trong câu phù hợp với câu văn/đoạn văn được đưa ra.
Bài 1: Đặt câu có sử dụng quan hệ từ:
a) Của
↪ _______________________
b) Hoặc
↪ _______________________
c) Với
↪ _______________________
Bài 2: Đặt câu có sử dụng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ:
a) Nguyên nhân – kết quả.
↪ _______________________
b) Giả thiết – kết quả.
↪ _______________________
c) Tương phản.
↪ _______________________
d) Tăng tiến.
↪ _______________________
Ôn luyện các bài tập quan hệ từ Tiếng Việt lớp 5
Khi thực hành các bài tập quan hệ từ Tiếng Việt lớp 5, học sinh cần chú ý để tránh mắc phải những lỗi thường gặp khi làm bài tập quan hệ từ sau đây:
Ví dụ, trong câu "Anh ấy đang đi dạo công viên () tôi." là câu văn đang bị thiếu quan hệ từ. Để sửa lỗi này, ta cần phải bổ sung quan hệ từ liên hợp "với" trong ngoặc đơn.
→ Câu văn đúng sẽ là "Anh ấy đang đi dạo công viên với tôi."
Ví dụ, trong câu "Qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà" cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ." là câu văn đang bị thừa quan hệ từ. Để sửa lỗi này, ta cần phải bỏ quan hệ từ "qua".
→ Câu văn đúng sẽ là "Bài thơ "Bạn đến chơi nhà" cho ta hiểu về tình bạn bình dị mà sâu sắc của nhà thơ."
Ví dụ, trong câu "Trời mưa to và tôi vẫn tới trường." là câu văn đang bị dùng sai quan hệ từ liên hợp "và". Để sửa lỗi này, ta cần thay bằng quan hệ từ tương phản "nhưng".
→ Câu văn đúng sẽ là "Trời mưa to nhưng tôi vẫn tới trường."
Ví dụ, trong câu "Không những học giỏi không những bạn Bình còn giỏi thể thao." là câu văn chứa quan hệ từ không có tác dụng liên kết. Để sửa lỗi này, ta cần thay bằng cặp quan hệ từ biểu thị quan hệ tăng tiến "không những...mà..."
→ Câu văn đúng sẽ là "Không những học giỏi mà bạn Bình còn giỏi thể thao."
Đây đều là những lỗi sử dụng quan hệ từ phổ biến khiến cho câu văn mất đi tính liên kết, diễn đạt bị lủng củng. Đồng thời, mắc phải lỗi này sẽ khiến câu văn không thể hiện được rõ nét nghĩa. Do đó, học sinh cần hết sức lưu ý, ôn tập kiến thức và thực hành các bài tập quan hệ từ Tiếng Việt lớp 5 thường xuyên để tránh bị mắc phải những lỗi trên.
Trên đây là những kiến thức cần nhớ về quan hệ từ Tiếng Việt lớp 5 và tổng hợp các bài tập về quan hệ từ để học sinh ôn luyện. Mong rằng nội dung vừa rồi sẽ hữu ích cho các em học sinh ôn tập Tiếng Việt lớp 5 và ôn thi vào lớp 6.
[%Included.TAK12%]