Mệnh đề quan hệ: Khái niệm, phân loại và cách sử dụng

Mệnh đề quan hệ là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng và khá khó trong tiếng Anh. Để giúp các em học sinh nắm chắc được phần kiến thức này, TAK12 xin cung cấp một bài tổng hợp đầy đủ các thông tin về mệnh đề quan hệ như khái niệm, phân loại và đặc biệt là các cách sử dụng đơn giản, dễ hiểu.

1. Khái niệm đại từ quan hệ và mệnh đề quan hệ

Đại từ quan hệ (Relative pronouns) được dùng để liên kết một mệnh đề với một danh từ hay đại từ ở phía trước.

Mệnh đề quan hệ (Relative clause) cung cấp thêm thông tin hoặc mô tả danh từ hay đại từ ở trước đó mà không cần phải tạo một câu mới.

 

Định nghĩa đại từ quan hệ và mệnh đề quan hệ
Định nghĩa đại từ quan hệ và mệnh đề quan hệ


Ví dụ:

(1) It reminded him of the house that he used to live in.

(2) The items, which are believed to be family heirlooms, included a grandfather clock worth around £3,000.

Trong hai câu này, phần được gạch chân được gọi là một mệnh đề quan hệ, nó đứng sau “the house” (ví dụ 1) và “the items” (ví dụ 2) dùng để xác định danh từ đó.

=> Như vậy, mệnh đề quan hệ có hai loại: mệnh đề quan hệ xác địnhmệnh đề quan hệ không xác định.

[%Included.Dangky%]

2. Các loại mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ có hai loại: mệnh đề quan hệ xác địnhmệnh đề quan hệ không xác định. Dưới đây, TAK12 sẽ hướng dẫn các em cách sử dụng hai loại mệnh đề này.

Phân biệt mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định
Phân biệt mệnh đề quan hệ xác định và mệnh đề quan hệ không xác định

2.1. Mệnh đề quan hệ xác định (Defining relative clause)

Mệnh đề quan hệ xác định (Defining relative clause) là mệnh đề được dùng để cung cấp thông tin cần thiết về danh từ/đại từ mà nó đề cập tới. Nó không thể bị lược bỏ ra khỏi câu, vì nếu không có nó câu sẽ không đủ nghĩa.


Ví dụ:
"The people who called yesterday want to buy the house."

Trong câu này, mệnh đề quan hệ "who called yesterday" đóng vai trò xác định, làm rõ danh từ "the people" mà nó bổ nghĩa.

Nếu không có mệnh đề quan hệ này, câu sẽ trở thành "The people want to buy the house." Lúc này, ý nghĩa của câu sẽ không còn rõ ràng nữa. Người đọc sẽ không biết cụ thể ai là người muốn mua nhà.

=> Vì vậy, mệnh đề "who called yesterday"mệnh đề quan hệ xác định, giúp xác định rõ rằng những người muốn mua nhà chính là những người đã gọi điện thoại vào ngày hôm qua. Nhờ đó, câu trở nên đầy đủ ý nghĩa và người đọc hiểu được chính xác thông tin mà người nói muốn truyền đạt.

Lưu ý với mệnh đề quan hệ xác định:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm Mệnh đề quan hệ xác định

2.2. Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining relative clause)

Mệnh đề quan hệ không xác định (Non-defining relative clause) là mệnh đề cung cấp thêm thông tin về danh từ/đại từ mà nó đề cập tới. Mệnh đề này có thể được lược bỏ khỏi câu mà không làm ảnh hưởng đến ý nghĩa hay cấu trúc của câu.


Ví dụ:
 "He told me about Susan, who he just met at a party."

Trong câu này, mệnh đề quan hệ "who he just met at a party" là một mệnh đề quan hệ không xác định.

Khác với mệnh đề quan hệ xác định, mệnh đề quan hệ không xác định không đóng vai trò cốt yếu trong việc làm rõ nghĩa của danh từ đứng trước nó. Trong trường hợp này, danh từ "Susan" đã được xác định rõ ràng, người nghe/đọc đã biết Susan là ai.

=> Mệnh đề "who he just met at a party" mệnh đề quan hệ không xác định dùng để bổ sung thêm thông tin về Susan, cụ thể là anh ấy vừa mới gặp cô ấy ở một bữa tiệc. Nếu bỏ mệnh đề này đi, câu vẫn giữ nguyên ý nghĩa chính: "He told me about Susan."

Lưu ý với mệnh đề quan hệ xác định:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm Mệnh đề không quan hệ xác định

3. Các đại từ quan hệ (Relative Pronouns)

3.1. Who

Định nghĩa: Đại từ quan hệ Who

  • Dùng để thay thế cho danh từ/đại từ chỉ người; có khi là cả thú cưng
  • Đóng vai trò làm chủ ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Không đứng sau giới từ

 

Đại từ quan hệ Who
Đại từ quan hệ Who


Một số câu sử dụng đại từ quan hệ Who:

3.2. Whom

Định nghĩa: Đại từ quan hệ Whom

  • Thay thế cho danh từ/đại từ chỉ người
  • Đóng vai trò làm tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Có thể đứng sau giới từ

 

Đại từ quan hệ Whom
Đại từ quan hệ Whom


Một số câu sử dụng đại từ quan hệ Whom:

3.3. Which

Định nghĩa: Đại từ quan hệ Which

  • Dùng để thay thế cho danh từ/đại từ chỉ vật, con vật
  • Dùng để thay thế cho cả một mệnh đề trước nó (đứng sau dấu phẩy)
  • Đóng vai trò làm chủ ngữ/tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Có thể đứng sau giới từ

 

Đại từ quan hệ Which
Đại từ quan hệ Which


Một số câu sử dụng đại từ quan hệ Which:

3.4. Whose

Định nghĩa: Đại từ quan hệ Whose

  • Chỉ sở hữu cho người và vật
  • Đứng trước danh từ để thay thế cho tính từ sở hữu (my, his, their, ...)
  • Có thể đứng sau giới từ

 

Đại từ quan hệ Whose
Đại từ quan hệ Whose


Một số câu sử dụng đại từ quan hệ Whose:

3.5. That

Định nghĩa: Đại từ quan hệ That

  • Dùng để thay thế cho đối tượng chỉ người, vật, động vật hoặc cả người và vật
  • Đóng vai trò làm chủ ngữ/tân ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Không đứng sau giới từ, dấu phẩy

 

Đại từ quan hệ That
Đại từ quan hệ That


Một số câu sử dụng đại từ quan hệ That:

Lưu ý: Phải dùng 'that' sau:

  • So sánh nhất
  • Số thứ tự (first, second, ...)
  • all, only
  • Đại từ bất định
  • ...


Ví dụ:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm Mệnh đề "that"

4. Các trạng từ quan hệ (Relative adverb)

Trạng từ quan hệ Where, When, Why có thể được sử dụng trong câu hoặc mệnh đề, chúng thay thế cho cấu trúc đại từ quan hệ và giới từ: preposition + which. Cách làm này sẽ làm cho câu dễ hiểu hơn.

Ví dụ: This is the hotel in which I was last summer. => This is the hotel where I was last summer.

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm Đại từ/Trạng từ quan hệ

4.1. When

Định nghĩa: Trạng từ quan hệ When

  • Dùng để thay thế cho danh từ chỉ thời gian
  • Đóng vai trò là trạng ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Có thể thay thế bằng: in/on/at ... + which

 

Trạng từ quan hệ When
Trạng từ quan hệ When


Một số câu sử dụng trạng từ quan hệ When:

4.2. Where

Định nghĩa: Trạng từ quan hệ Where

  • Thay thế cho danh từ chỉ nơi chốn, địa điểm
  • Đóng vai trò là trạng ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Có thể thay thế bằng: in/on/at ... + which

 

Trạng từ quan hệ Where
Trạng từ quan hệ Where


Một số câu sử dụng trạng từ quan hệ Where:

4.3. Why

Định nghĩa: Trạng từ quan hệ Why

  • Được dùng để chỉ lý do
  • Đóng vai trò là trạng ngữ trong mệnh đề quan hệ
  • Có thể thay thế bằng: for which

 

Trạng từ quan hệ Why
Trạng từ quan hệ Why

Một số câu sử dụng trạng từ quan hệ Why:

5. Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduce relative clause)

6 cách để tạo ra một mệnh đề quan hệ rút gọn, cụ thể như sau:

👉 Bài học và bài tập vận dụng chủ điểm Mệnh đề quan hệ rút gọn

5.1. Dùng cụm V-ing (V-ing phrase)

Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể chủ động (active), ta dùng cụm hiện tại phân từ (present participle phrase) thay cho mệnh đề đó.


Cách rút gọn mệnh đề quan hệ: Bỏ đại từ quan hệ và trợ động từ, đưa động từ chính về nguyên mẫu và thêm đuôi – ing.

5.2. Dùng cụm Phân từ hai (past participle phrase)

Nếu động từ trong mệnh đề quan hệ ở thể bị động (passive) ta dùng cụm quá khứ phân từ (past participle phrase).


Ví dụ:

5.3. Dùng cụm động từ nguyên mẫu (to Vinf)

Dùng khi danh từ đứng trước có các chữ sau đây bổ nghĩa: the only, the first, the second,… the last, so sánh nhất, mục đích.


Ví dụ:

Dùng khi động từ là have/had.


Ví dụ:

Dùng khi đầu câu có here (be), there (be).


Ví dụ:

5.4. Dùng cụm danh từ (đồng cách danh từ)

Dùng khi mệnh đề quan hệ tính từ có dạng: S + be + danh từ /cụm danh từ/cụm giới từ.


Cách rút gọn mệnh đề quan hệ:
 bỏ who/which + be.

5.5. Mệnh đề rút gọn tính từ có dạng be và tính từ/cụm tính từ

a) Công thức 1: Bỏ who, which…to be và giữ nguyên tính từ phía sau

Điều kiện 1: Nếu phía trước "that" là đại từ phiếm chỉ như something, anything, anybody…

Ví dụ: There must be something that is wrong => There must be something wrong.

Điều kiện 2: Có dấu phẩy phía trước và phải có từ 2 tính từ trở lên.

Ví dụ: My grandmother, who is old and sick, never goes out of the house => My grandmother, old and sick, never goes out of the house.          

b) Công thức 2: Những trường hợp còn lại ta đem tính từ lên trước danh từ

Ví dụ:

Nếu cụm tính từ gồm cả danh từ ở trong nó thì ta chỉ còn cách dùng V-ing.

Ví dụ: I met a man who was very good at both English and French => I met a man being very good at both English and French.


=> Tóm lại, cách rút gọn loại này khá phức tạp vì nó tùy thuộc vào 3 yếu tố:

5.6. Mệnh đề tính từ thành tính từ ghép

Cách rút gọn mệnh đề quan hệ:

  • Bước 1: Ta sẽ rút gọn mệnh đề thành một tính từ ghép bằng cách tìm trong mệnh đề một số đếmdanh từ đi sau nó. Sau đó, ta để chúng kế nhau và thêm dấu gạch nối ở giữa.
  • Bước 2: Đem tính từ ghép đó ra trước danh từ đứng trước who, which… - những phần còn lại bỏ hết.

Lưu ý:

Ví dụ:

Trên đây là những kiến thức tổng quan về mệnh đề quan hệ và đại từ quan hệ trong tiếng Anh. TAK12 hy vọng bài viết đã giúp các em hiểu rõ hơn về chủ điểm ngữ pháp này, từ đó vận dụng hiệu quả khi giao tiếp tiếng Anh và làm các bài tập, đề thi. Chúc các em học tập tốt!

[%Included.TAK12%]