Dạng câu hỏi suy luận tương đối khó vì đáp án đúng có thể không xuất hiện trong đề. Bạn cần nắm chắc nội dung bài để đưa ra đáp án chính xác cho những câu hỏi suy luận.
Suy luận là một dự đoán được đưa ra dựa trên bằng chứng. Một suy luận đúng chắc chắn phải dựa trên thông tin thực có trong văn bản.
Ví dụ:
I love potatoes. My mother is cooking French fries for dinner today. I think dinner will be…
Đáp án đúng là (C). Người viết thích khoai tây. Mẹ người viết đang nấu món khoai tây chiên cho bữa tối. Vì vậy, suy luận ở đây là: Người viết có thể nghĩ bữa tối sẽ rất ngon.
Câ hỏi suy luận thường hỏi về thông tin không nêu trực tiếp trong đoạn văn nhằm đánh giá khả năng phân tích từ dữ liệu có sẵn trong đoạn văn.
Loại câu hỏi này đòi hỏi phải suy luận, vì thế, để đảm bảo thời gian, các bạn nên làm dạng câu này sau cùng. Để làm câu này, học sinh cần áp dụng kiến thức về ý chính (main idea), đọc các đáp án, tìm từ khóa ở các đáp án rồi rà soát đọc lại thông tin liên quan đến từ khóa đó trong bài.
Bên cạnh đó, hãy kết hợp với giọng văn của tác giả để suy luận kết quả/ hành động tiếp theo cho chính xác. Các giọng văn phổ biến là: Positive (tích cực); Negative (tiêu cực); Neutral (trung lập); Supportive (ủng hộ); Skeptical (nghi ngờ)…
Vận dụng logic để đưa ra suy luận. Sau đây là danh sách một số quy tắc logic mà bạn có thể áp dụng khi giải quyết câu hỏi đọc hiểu này:
Luôn chứng minh được đáp án đúng bằng các thông tin có trong bài viết. Cố gắng tìm được thông tin để chứng minh cho lựa chọn của bạn.
Suy luận thì phải có nghĩa. Nếu suy luận đi ngược lại với ý chính của cả văn bản, đó không phải suy luận đúng.
Loại bỏ những đáp án mà bạn không thể tìm thấy thông tin làm rõ đáp án đó trong văn bản.
So sánh cao nhất là những đáp án với các từ như “greatest”; “most”, “highest”. Chúng thường sai. Có một ngoại lệ là các câu hỏi về câu chuyện.
Dựa trên các thông tin có trong văn bản, đưa ra một kết luận phù hợp. Một thông tin có thể là câu trả lời cho câu hỏi về chi tiết chứ không phải là câu hỏi suy luận.
Bạn không bao giờ được đưa ra quan điểm cá nhân làm đáp án. Quan điểm nếu có cũng cần phải được hỗ trợ bởi thông tin từ văn bản.
Ví dụ:
Đáp án là (C). Đoạn văn nói về giao tiếp toàn cầu và giao tiếp xã hội qua Internet. Áp dụng mẹo 1: Đáp án (A) là một ý kiến/quan điểm; đáp án (B) ở dạng so sánh nhất. Còn đáp án (D), không tìm được thông tin làm rõ trong đoạn văn.
Câu hỏi suy luận có thể đề nghị bạn đưa ra kết luận từ thông tin cụ thể hoặc kết luận một cách logic mối quan hệ nguyên nhân - kết quả. Hãy tìm những thông tin cụ thể liên quan tới cả ý chính và câu hỏi bài ra.
Ví dụ:
Ice cream is a delicious dessert, but eating too much of it can cause weight gain, heart disease, cavities, and diabetes.
Suy luận: Eating too much ice cream is unhealthy.
During the 1900s, blue whales were hunted so much by whalers (cause – nguyên nhân) that today there are only about ten thousand blue whales left in the world (effect - kết quả).
Suy luận: Blue whales are going extinct.
Ví dụ:
Đáp án là (D). Hàn Quốc có số dân/km2 nhiều hơn bất cứ quốc gia nào được nhắc đến. Những quốc gia khác đều rất rộng lớn nên người dân có nhiều không gian sinh sống hơn. Áp dụng mẹo 2: Đoạn văn cung cấp thông tin cụ thể về mỗi quốc gia để từ đó, bạn có thể đưa ra một suy luận.