Đề thi thử vào 6 môn tiếng Việt trường THCS Cầu Giấy được biên soạn theo cấu trúc đề thi mới nhất của trường, giúp học sinh đánh giá năng lực và chuẩn bị kiến thức cho kỳ thi chính thức.
Học sinh chưa mua gói Luyện đề 3 môn vào 6 Ams, Cầu Giấy vẫn xem được giải thích đáp án chi tiết.
👉 Làm đề thi thử vào 6 môn tiếng Anh trường THCS Cầu Giấy năm 2025
👉 Làm đề thi thử vào 6 môn Toán trường THCS Cầu Giấy năm 2025
Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong đoạn thơ sau của Vũ Duy Thông:
“………như con tàu
Neo trên mặt nước
Sóng lớn gió to
Không làm đắm được
Cũng rừng cây bãi cát
Cũng giếng nước cửa nhà
…………như làng của bé
Từ đất liền trôi ra”
Chủ ngữ trong câu: “Mới chớm hè nhưng mặt trời như đang muốn phả hơi nóng như thiêu đốt của nó lên bầu không gian vẫn còn dư âm của mùa xuân tươi đẹp.” (André Chedid) là:
Câu văn nào dưới đây gợi tả vẻ đẹp của vì sao trên bầu trời:
Đọc câu sau và cho biết: “Thành phố này đẹp đến độ nó giống như một phim trường hoàn hảo, khi mọi ngôi nhà, mọi góc phố, mọi khung cửa sổ mọi chiếc cầu... đều có thể làm nền cho một bộ ảnh kiểu mẫu về thế giới cổ tích.” (Phương Hoa)
Từ loại của các từ gạch chân trong câu trên lần lượt là:
Cặp từ nào dưới đây không giúp nối vế câu với vế câu trong một câu ghép?
Đọc đoạn sau và trả lời câu hỏi:
“(1) Bình minh của hoa phượng là một màu đỏ còn non, nếu có mưa, lại càng tươi dịu. (2) Ngày xuân dần hết, số hoa tăng, màu cũng đậm dần. (3) Rồi hòa nhịp với mặt trời chói lọi, màu phượng mạnh mẽ kêu vang: Hè đến rồi! (4) Khắp thành phố bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ.”
(Theo Xuân Diệu)
Phép so sánh trong câu văn số (4) của đoạn trên có tác dụng gì?
Từ gạch chân trong câu nào dưới đây được dùng theo nghĩa chuyển?
Giữa sân, một đài phun đang tuôn tràn sóng nước trắng ánh bạc, đổ xuống thành những cụm bọt nhỏ vào một bồn cẩm thạch được viền quanh bằng những luống hoa lớn. (Harriet Beecher Stowe)
Những con suối đầu tiên từ núi đổ xuống trong tiếng róc rách trong trẻo, lúc rì rầm, lúc ngân vang như muốn đánh thức cả mặt đất này dậy khỏi giấc ngủ mùa đông. (I-ri-na Ki-xlô-va)
Thỉnh thoảng lại có một dòng suối chảy qua đường, nước trong vắt, phô những hòn sỏi tròn trĩnh dưới đáy... (Thu Hương)
Ngoài xa kia là biển, lung linh và xanh biếc, còn bên trên chim hải âu chao liệng, đôi cánh óng ánh như bạc dưới ánh mặt trời. (LM. Montgomery)
Câu nào dưới đây là câu cảm và cần đặt dấu chấm than ở cuối câu?
Đọc bài thơ: “Tháng ba” của nhà thơ Trần Đăng Khoa và trả lời câu hỏi:
“Sau làn mưa bụi tháng ba
Lá tre bỗng đỏ như là lửa thiêu
Nền trời rừng rực ráng treo
Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay”
Hai câu thơ: “Nền trời rừng rực ráng treo/ Tưởng như ngựa sắt sớm chiều vẫn bay” gợi em liên tưởng đến nhân vật truyền thuyết nào trong văn học?
Đáp án: Nhân vật .
Viết đoạn văn 8 – 10 câu cảm nhận về đoạn thơ trên.
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
(1) Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. (2) Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. (3) Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. (4) Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy.
(Theo Băng Sơn)
Câu (1) sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
Đáp án: Câu (1) sử dụng biện pháp nghệ thuật .
Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu (2).
Đáp án:
- Trạng ngữ:
- Chủ ngữ:
- Vị ngữ: .
Nêu các phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn trên.
Viết đoạn văn tả lại một đêm trăng đẹp mà em từng được ngắm nhìn.