Bật mí phương pháp để học tốt Ngữ văn 9

Để học tốt Ngữ văn 9 theo chương trình mới, học sinh cần lên kế hoạch học tập và ôn luyện từ sớm bởi lượng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 được các giáo viên đánh giá là nhiều và khó. Đồng hành cùng học sinh lớp 9, TAK12 chia sẻ phương pháp để học tốt môn Văn lớp 9 trong bài viết dưới đây.

1. Tóm tắt nội dung chương trình Ngữ văn lớp 9

1.1. Hệ thống các văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9

So với chương trình Ngữ văn 9 cũ, hệ thống các văn bản trong chương trình Ngữ văn 9 theo chương trình GDPT 2018 không chỉ yêu cầu vận dụng kiến thức lịch sử để học văn bản mà còn bám sát yêu cầu cần đạt về đọc hiểu văn bản theo thể loại, có kết nối về chủ đề. Ngoài ra, bên cạnh các văn bản kinh điển, chương trình Ngữ văn 9 mới còn tích hợp thêm các văn bản mới mẻ, phù hợp với tâm lý tuổi học sinh để đáp ứng hiệu quả và mục tiêu giáo dục.

Dưới đây là bảng tổng hợp văn bản trong chương trình Ngữ văn lớp 9 mới (bộ sách giáo khoa Cánh Diều):

Thể loại Tác phẩm - Tác giả

Văn bản truyện

Truyện thơ Nôm Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) - Nguyễn Du
Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu
Lục Vân Tiên gặp nạn (trích Truyện Lục Vân Tiên) - Nguyễn Đình Chiểu
Truyện ngắn Làng - Kim Lân
Ông lão bên chiếc cầu - Ernest Hemingway
Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
Chiếc lá cuối cùng - O. Henry
Những con cá cờ - Trần Đức Tiến
Người thứ bảy - Murakami
Chị tôi - Nguyễn Thị Thu Huệ
Truyện truyền kì Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễn Dữ
Dế chọi - Bồ Tùng Linh
Truyện trinh thám Vụ cải trang bất thành (trích Sherlock Holmes) - Arthur Conan Doyle
Gói thuốc lá - Thế Lữ

Văn bản thơ

Thơ song thất lục bát Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến
Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm) - Đặng Trần Côn
Cảnh vui của nhà nghèo - Tản Đà
Thơ Đường luật Sông núi nước Nam (Nam quốc sơn hà) - Khuyết danh
Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư) - Trần Quang Khải
Thơ tám chữ Quê hương - Tế Hanh
Chiều xuân - Anh Thơ
Thơ tự do Bếp lửa - Bằng Việt
Nhật kí đô thị hóa - Mai Văn Phấn
Nói với con - Y Phương

Văn bản bi kịch

Bi kịch Sống, hay không sống? (trích Hamlet) - Shakespeare
Đình công và nổi dậy (trích Kim tiền) - Vi Huyền Đắc

Văn bản nghị luận

Văn bản nghị luận xã hội Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm
Khoa học muôn năm! - Maxim Gorky
Mục đích của việc học - Nguyễn Cảnh Toàn
Phải đọc sách cách nào? - Nguyễn Duy Cần
Văn bản nghị luận văn học Nói thêm về "Chuyện người con gái Nam Xương" - Nguyễn Đình Chú
Phân tích bài "Khóc Dương Khuê" - Hoàng Hữu Yên
Về truyện ngắn "Làng" của Kim Lân - Nguyễn Văn Long
Hình ảnh con thuyền, người dân chài trong bài thơ "Quê hương" - Lê Huy Bắc

Văn bản thông tin

Văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ - Thi Sảnh
Khám phá kì quan thế giới: thác Iguazu - Đỗ Doãn Hoàng
Vườn quốc gia Tràm Chim-Tam Nông - dulichviet.net
Cao nguyên đá Đồng Văn - Luyến Nguyễn
Văn bản thông tin giới thiệu một di tích lịch sử Quần thể di tích Cố đô Huế - khamphahue.com.vn
Đền tháp vẫn ngủ yên - Quỳnh Trang
Di tích lịch sử Địa đạo Củ Chi - special.vietnamplus.vn
Cùng nhà văn Tô Hoài ngắm phố phường Hà Nội - Trần Đăng Khoa

1.2. Tóm tắt kiến thức phần Tiếng Việt

Trong phần tiếng Việt, học sinh được học 4 nội dung lớn sau:

Nội dung lớn

Nội dung cụ thể
Từ ngữ

- Sự khác biệt về nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ gây nhầm lẫn.

- Điển cố, điển tích.

- Nghĩa và cách dùng tên viết tắt của các tổ chức quốc tế.

Ngữ pháp

- Biến đổi và mở rộng cấu trúc câu: đặc điểm và tác dụng.

- Lựa chọn câu đơn, câu ghép; các kiểu câu ghép; cách nối các vế câu ghép.

- Câu rút gọn và câu đặc biệt: đặc điểm và chức năng.

Hoạt động giao tiếp

- Biện pháp tu từ chơi chữ, điệp thanh và điệp vần: đặc điểm và tác dụng.

- Sự khác nhau giữa cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp; cách dùng dấu câu khi dẫn trực tiếp và gián tiếp.

- Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ,...

- Một số lưu ý về tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.

Sự phát triển của ngôn ngữ

- Sự phát triển của ngôn ngữ: từ ngữ mới và nghĩa mới.

- Một số hiểu biết sơ giản về chữ viết tiếng Việt: chữ Nôm và chữ Quốc ngữ.

1.3. Tóm tắt kiến thức phần hoạt động Viết

Trong chương trình Ngữ văn lớp 9 mới, học sinh phải học các dạng bài tập làm văn như: thuyết minh, tự sự, biểu cảm, nghị luận, nhật dụng.

Đặc biệt, dạng bài học sinh thường gặp nhất trong các đề thi chính là văn nghị luận, gồm: 

1.4. Tóm tắt kiến thức phần hoạt động Nói và nghe

Chương trình Ngữ văn lớp 9 mới hướng dẫn học sinh rèn luyện kỹ năng nói và nghe với các nội dung như sau:

Kĩ năng

Nội dung
Nói

- Kể câu chuyện tưởng tượng (có bối cảnh, nhân vật, cốt truyện,...)

- Trình bày ý kiến về một sự việc có tính thời sự

- Thuyết minh về danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử (sử dụng các sơ đồ, bảng biểu, hình ảnh minh họa)

Nghe

- Nghe và nhận biết tính thuyết phục của một ý kiến; chỉ ra được những hạn chế (nếu có) như lập luận thiếu lô-gic, bằng chứng chưa đủ hay không liên quan đến luận điểm,...

Nói nghe tương tác

- Thảo luận về vấn đề đáng quan tâm trong đời sống phù hợp với lứa tuổi và những điều cần tránh trong quảng cáo.

- Thực hiện cuộc phỏng vấn ngắn, xác định được mục đích, nội dung và cách thức phỏng vấn.

2. Phương pháp học tập môn Ngữ văn hiệu quả

2.1. Lên kế hoạch học tập khoa học

Như đã nói, lượng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 khá nhiều nên học sinh cần chuẩn bị từ sớm và lên kế hoạch học tập theo từng giai đoạn. Muốn học tốt môn Văn, kế hoạch đặt ra phải hệ thống, khoa học và phù hợp với khả năng. 

Để lên kế hoạch học tập, trước tiên các bạn cần đặt mục tiêu rõ ràng. Học sinh cần xác định mục tiêu của mình là thi vào trường THPT chuyên hay không chuyên và điểm số bao nhiêu để vạch lộ trình học tập theo mục tiêu đó.

Sau đó, học sinh cần lập thời gian biểu khoa học, lưu ý rằng kế hoạch này phải đảm bảo cân bằng giữa lịch học trên trường và ở nhà, giữa học tập và nghỉ ngơi.

Cuối cùng, các bạn cần lên một lộ trình học tập bài bản để giúp bản thân đi đúng hướng, lộ trình đó nên gắn liền với chương trình học của ở trường cũng như lịch tự học tại nhà.

2.2. Lựa chọn hình thức học phù hợp

Hiện nay, học sinh có thể lựa chọn một hoặc nhiều hình thức học như học qua gia sư tại nhà, học tại các trung tâm, tại các khóa học online hoặc sử dụng các phần mềm, ứng dụng học tập trực tuyến. Hãy tìm hiểu những địa chỉ uy tín để lựa chọn một hình thức học tập phù hợp với trình độ và điều kiện của bản thân.

2.3. Nắm chắc kiến thức quan trọng trong tác phẩm

Trong Văn học, điều kiện tiên quyết trong quá trình viết văn đó là viết đúng và đủ. Để đảm bảo điều đó, học sinh cần nắm chắc nội dung của các tác phẩm trong chương trình Ngữ văn. Việc nắm chắc các kiến thức trọng tâm như tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm sẽ giúp học sinh triển khai, phân tích mạch lạc và khai thác bài văn dễ dàng hơn.

👉 Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn lớp 9

2.4. Luyện tập viết văn thường xuyên

Lời khuyên dành cho bất cứ ai muốn đạt điểm Văn cao đó là phải luyện viết thường xuyên, luyện viết văn mỗi ngày. Không chỉ làm các đề văn được giáo viên đưa ra, các bạn có thể luyện tập viết thêm nhiều chủ đề, dạng bài khác nhau từ nhiều nguồn. Thông quá quá trình đó, các bạn sẽ tự làm giàu thêm vốn từ, biết cách sắp xếp ý tưởng cũng như cách trình bày câu văn sao cho logic, hợp lý nhất. Ngoài ra, việc truyền tải cảm xúc thông qua câu từ cũng được cải thiện, tốc độ viết cũng tăng lên rõ ràng.

2.5. Sử dụng tài liệu tham khảo hiệu quả

Bên cạnh việc luyện viết, học sinh cũng không thể bỏ qua việc đọc sách để rèn luyện kỹ năng viết văn của bản thân. Sử dụng sách, bài giảng và tài liệu tham khảo không chỉ giúp bạn mở rộng vốn từ mà còn giúp bạn bổ sung kiến thức về lịch sử, bối cảnh, các bình luận của chuyên gia liên quan đến tác phẩm đang nghiên cứu.

👉 Tổng hợp các sách tham khảo hay cho môn Ngữ Văn lớp 9


Trên đây là nội dung tóm chương trình Ngữ văn lớp 9 và các phương pháp để học tốt Văn cho học sinh. Hy vọng thông tin trên hữu ích với các bạn trong quá trình học và luyện thi môn Ngữ văn lớp 9 vào 10.

[%Included.TAK12%]