Trong chương trình toán lớp 5, việc thực hành các bài toán tìm thành phần chưa biết (tìm x) sẽ giúp học sinh rèn luyện kỹ năng tính toán, tư duy logic và tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập các môn toán học ở bậc cao hơn. Bài viết này sẽ chia sẻ các bài toán tìm x lớp 5 có đáp án để giúp các em học sinh dễ dàng nắm bắt và vận dụng vào giải các bài tập liên quan. Cùng theo dõi nhé!
Khi rèn luyện các bài toán toán tìm x lớp 5 từ cơ bản đến nâng cao, học sinh cần nắm vững kiến thức sau đây:
1. Phép cộng: số hạng + số hạng = tổng
=> Số hạng chưa biết = tổng - số hạng đã biết
2. Phép trừ: số bị trừ - số trừ = hiệu
=> Số bị trừ = hiệu + số trừ
=> Số trừ = số bị trừ - hiệu
3. Phép chia: số bị chia : số chia = thương
=> Số bị chia = thương x số chia
=> Số chia = số bị chia : thương
4. Phép nhân: thừa số x thừa số = tích
=> Thừa số chưa biết = tích : thừa số đã biết
[%Included.Dangky%]
[%Included.Lớp 5%]
Bài 1 (cơ bản): Tìm x biết: 289 + 148 : x = 326
Giải
Ta có: 289 + 148 : x = 326
⇔ 148 : x = 326 - 289
⇔ 148 : x = 37
⇔ x = 148 : 37
⇔ x = 4
Đáp án: x = 4
Bài 2 (cơ bản): Tìm x biết: 250 + (x - 25) x 4 + x = 375
Giải
Ta có: 250 + (x - 25) x 4 + x = 375
⇔ 250 + x x 4 -100 + x = 375
⇔ x x 4 + x = 375 - 250 + 100
⇔ x x (4 + 1) = 225
⇔ x x 5 = 225
⇔ x = 225 : 5
⇔ x = 45
Đáp án: x = 45
Bài 3 (nâng cao): Tìm x biết: (x + 3) + (x + 7) + (x + 11) +...+ (x + 79) = 860
Giải
Ta có: (x + 3) + (x + 7) + (x + 11) +...+ (x + 79) = 860
⇔ (x + x + x +...+ x) + (3 + 7 + 11 +...+ 79) = 860
Đặt: A = 3 + 7 + 11 +...+ 79
⇒ (x + x + x +...+ x) + A = 860 (1)
Dễ dàng nhận thấy A là dãy số cách đều, với khoảng cách của hai số hạng liền kề nhau là: 7 - 3 = 4
Để tính số số hạng trong dãy số cách đều, áp dụng công thức:
Số số hạng = (số hạng cuối – số hạng đầu) / đơn vị khoảng cách + 1
Vậy, số số hạng trong dãy số A là:
(79 - 3) : 4 + 1= 20 (số)
Mà: số số hạng của của A = số số hạng của x => Có 20 số x (2)
Để tính tổng dãy số cách đều, áp dụng công thức:
Tổng dãy số = (số hạng đầu + số hạng cuối) x số số hạng / 2
Theo đó, tổng dãy số A là:
A = (79+3) x 20 : 2 = 820 (3)
Thay (2), (3) vào (1), ta được:
20 x x + 820 = 860
⇔ 20 x x = 860 - 820
⇔ 20 x x = 40
⇔ x = 40 : 20
⇔ x = 2
Đáp án: x = 2
Thực hành thêm các bài toán tìm x của phép tính với số tự nhiên
Bài 1 (cơ bản): Tìm x biết:
Giải
Ta có:
(Chuyển
sang vế phải và tách hỗn số)
Đáp án: x = 15
Bài 2 (nâng cao): Tìm x biết:
Giải
Ta có:
Đặt:
Suy ra:
Đáp án:
Thực hành thêm các bài toán tìm x của phép tính với phân số
Bài 1 (cơ bản): Tìm x biết: (6,27 - 1,38) : (x : 2) = 3,26
Giải
Ta có: (6,27 - 1,38) : (x : 2) = 3,26
4,89 : (x : 2) = 3,26
x : 2 = 4,89 : 3,26
x : 2 = 1,5
x = 1,5 x 2 = 3
Đáp án: x = 3
Bài 2 (cơ bản): Tìm x biết: (1,257 x x + 1,743 x x) - 2008 = 2009
Giải
Ta có: (1,257 x x + 1,743 x x) - 2008 = 2009
x x (1,257 + 1,743) = 2009 + 2008
3 x x= 4017
x= 4017 : 3 = 1339
Đáp án: x = 1339
Thực hành thêm các bài toán tìm x của phép tính với số thập phân
Bài viết trên đã tổng hợp các bài toán tìm x lớp 5 có lời giải chi tiết với độ khó từ cơ bản đến nâng cao. Mong rằng với những chia sẻ trên, học sinh có thể hiểu rõ hơn về dạng bài này và dễ dàng giải các bài toán tương tự.
[%Included.TAK12%]