Tổng hợp về câu giả định trong tiếng Anh

Khác với câu mệnh lệnh, câu giả định (Subjunctive mood) mang sắc thái cầu khiến chứ không có tính ép buộc. Trong câu giả định, người ta dùng dạng nguyên thể không “to” của các động từ sau một số động từ chính và thường có “that”. Ở bài này, TAK12 sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về cách dùng của câu giả định trong tiếng Anh trên một số cấu trúc câu giả định hay gặp.

1. Định nghĩa câu giả định

Câu giả định (Subjunctive mood) là một dạng câu dùng để diễn tả những tình huống không có thật, những mong muốn, ước muốn, yêu cầu, đề xuất hoặc những khả năng chưa diễn ra. Nói cách khác, câu giả định thường được dùng để nói về những điều trái ngược với thực tế hiện tại hoặc quá khứ.


Ex:
 I would rather that you call me tomorrow. (Tôi muốn bạn gọi cho tôi vào ngày mai.)

[%Included.Dangky%]

2. Cách sử dụng câu giả định

1) Câu giả định chủ yếu được sử dụng để nói đến những sự việc không chắc chắn sẽ xảy ra.


Theo đó, chúng ta sử dụng câu giả định khi nói về những sự việc mà một ai đó:

2) Trong câu giả định, người ta dùng dạng nguyên thể không có "to" của các động từ sau một động từ chính mang tính cầu khiến. Trong câu giả định thường có "that" trừ một số trường hợp đặc biệt. 


Ex:
I suggest that you do the project. (Tôi đề nghị bạn nên thực hiện dự án này.)

3. Một số cấu trúc câu giả định thường gặp

3.1. Câu giả định với would rather/would sooner

Câu giả định dùng would rather/would sooner (muốn (làm gì) hơn) là một dạng cấu trúc giả định, dùng để thể hiện chủ ngữ thứ nhất (S1) mong muốn chủ ngữ thứ hai (S2) làm một việc gì (nhưng làm hay không còn phụ thuộc vào người thứ hai).

Dưới đây là cách sử dụng câu giả định dùng would rather/would sooner:

a. Diễn tả sự việc ở hiện tại (present subjunctive)

Trong cấu trúc này, động từ ở mệnh đề hai để ở dạng nguyên thể không to và đặt not trước nguyên thể không to với thể phủ định.

Cấu trúc:

(+) S1 + would rather/would sooner (that) + S2 + V(inf) …

(-) S1 + would rather/would sooner (that) + S2 + not + V(inf) …


Ex:

Chú ý: Ngữ pháp nói ngày nay, đặc biệt là ngữ pháp Mỹ cho phép bỏ "that" trong cấu trúc này mà vẫn giữ nguyên hình thức giả định.

b. Diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại

Trong cấu trúc câu giả định dùng would rather/would sooner dùng để diễn tả sự việc đối lập với thực tế ở hiện tại, động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở quá khứ đơn, nếu sử dụng động từ "to be" thì chia là "were" ở tất cả các ngôi.

Cấu trúc:

(+) S1 + would rather/would sooner that + S2 + V(pt) …

(+) S1 + would rather/would sooner that + S2 + weren't/ didn't + V(inf) …


Ex:

c. Diễn tả sự việc trái ngược với thực tế ở quá khứ

Với cấu trúc này của câu giả định dùng would rather/would sooner, động từ sau chủ ngữ hai sẽ chia ở dạng quá khứ hoàn thành, ở thể phủ định sẽ có dạng "hadn’t + pII".

Cấu trúc:

(+) S1 + would rather/would sooner that + S2 + had + V(pp) …

(-) S1 + would rather/would sooner that + S2 + had + not + V(pp) …


Ex:

Chú ý: Ngữ pháp hiện đại cho phép lược bỏ "that" trong một số câu giả định dùng would rather/would sooner.

S1 + would rather/would sooner + S2 +

Mệnh đề hiện tại giá định → muốn ở tương lai

Mệnh đề quá khứ giá định → muốn ở hiện tại

Mệnh đề quá khứ hoàn thành giả dịnh → muốn ở quá khứ

 

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Câu giả định với would rather/would sooner

3.2. Câu giả định với động từ

Cấu trúc:

S1 + verb + that + S2 + [verb in simple form] …


Đối với cấu trúc câu giả định dùng với các động từ:

Dưới đây là bảng tổng hợp một số động từ xuất hiện trong cấu trúc câu giả định trên:

advise demand prefer
ask insist propose
command move recommend
decree order request
require stipulate suggest
urge    


Ex:
I suggest that he check the homework carefully. 

Lưu ý: 

  • Trong tiếng Anh của người Anh (British English), trước động từ nguyên thể không to có "should".
  • Trong tiếng Anh của người Mỹ (American English) người ta bỏ "should" trước động từ nguyên thể.


Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Câu giả định với động từ

3.3. Câu giả định với tính từ

Cấu trúc:

It + be + adjective + that + subject [verb in single form] … (any tense)


Trong cấu trúc câu giả định dùng với tính từ trên, tính từ (adjective) chỉ định một trong các tính từ có trong bảng dưới đây:

necessary essential vital
advised urgent recommended
important obligatory required
mandatory propose suggested
imperative    


Ex:

Lưu ý: Trong một số trường hợp có thể dùng danh từ tương ứng với các tính từ ở trên.

Cấu trúc:

It + be + noun that subject  [verb in single form] … (any tense)


Ex: It is a suggestion that children play sports.

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Câu giả định với tính từ

3.4. Câu giả định với "It is time..."

Cấu trúc:

It is time + to V(inf) + ...: đã đến lúc phải làm gì (thời gian vừa vặn, không đưa ra giả định)


Ex: It is time for him to get to the gas station. (Đã đến lúc anh ấy phải ra ga rồi.)

Cấu trúc:

It is time + S + V(pt) + ...: đã đến lúc làm gì (giả định thời gian đến trễ một chút)


Ex:
It’s time I came to the meeting. (Đã đến lúc tôi đi họp rồi.)

Chú ý: "high/about" có thể được dùng trước "time" để thêm vào ý nhấn mạnh.


Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Câu giả định với "It is time..."

3.5. Câu giả định với as if/as though

Ta sử dụng as if/as though (như thể là cứ như là) trong câu giả định đứng trước mệnh đề:

a. Nếu tình huống ở hiện tại

Cấu trúc:

Diễn tả tình huống có thật: S + V-s/-es + as if/as though + S +V-s/-es

Diễn tả tình huống không có thật: S + V-s/-es + as if/as though + S +V2/-ed


Ex:

b. Nếu tình huống ở quá khứ

Cấu trúc:

Diễn tả tình huống có thật: S + V2/-ed + as if/ as though + S + have/has + V3/-ed

Diễn tả tình huống không có thật: S + V2/-ed + as if + S + had + V3/-ed


Ex:

👉 Bài học và bài tập vận dụng: As if, as though

3.6. Câu giả định với "I wish", "If only"

Câu giả định dùng với "I wish", "If only" (Câu ước với "I wish", "If only") là một trong các cấu trúc được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh giao tiếp hàng ngày.

3 loại câu ước với "I wish", "If only": Câu ước ở tương lai, hiện tại  quá khứ.

a. Câu ước ở tương lai

Cấu trúc câu ước ở tương lai
Cấu trúc câu ước ở tương lai


Lưu ý: 

b. Câu ước ở hiện tại

Cấu trúc câu ước ở hiện tại
Cấu trúc câu ước ở hiện tại


Lưu ý:

c. Câu ước trong quá khứ

Cấu trúc câu ước ở quá khứ
Cấu trúc câu ước ở quá khứ

d. Các trường hợp đặc biệt

1) Đôi khi người ta còn dùng “wish to” để thay cho “want to” ("wish" đồng nghĩa với "want", nhưng trang trọng hơn)

Cấu trúc:

Wish + to V(inf)


Ex:

2) "Wish" còn dùng để diễn đạt những lời chúc tốt đẹp mong những điều tốt lành sẽ đến với mọi người.

Cấu trúc:

wish + tân ngữ gián tiếp + tân ngữ trực tiếp


Ex:

Lưu ý về cách dùng câu ước với 'I wish', 'If only'
Lưu ý về cách dùng câu ước với "I wish", "If only"

 

👉 Bài học và bài tập vận dụng: Câu ước với "I wish", "If only"

3.7. Một số trường hợp câu giả định khác

Câu giả định có thể dùng với một số trường hợp khác như sau:

1) Câu giả định dùng được trong một số câu cảm thán, thường bao hàm các thế lực siêu nhiên


Ex:

2) Câu giả định dùng với một số thành ngữ


Câu giả định với "come what may"
: dù có chuyện gì đi nữa

Ex: Come what may we will always be with you. (Dù có chuyện gì đi nữa chúng tôi vẫn luôn bên cạnh bạn.)

Câu giả định với "if need be": nếu cần

Ex: If need be we can buy another book. (Nếu cần chúng ta hãy mua quyển sách khác.)

3) Dùng với "if this be" trong trường hợp muốn nêu ra một giả định từ phía người nói nhưng không chắc chắn về khả năng


Ex:
If this be hard person, you would be chosen. (Nếu là một người chăm chỉ thì bạn có thể được chọn.)

Bài viết vừa rồi đã tổng hợp các kiến thức cần nhớ về câu giả định. Mong rằng qua những nội dung được chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ và nắm vững công thức và cách sử dụng câu giả định để sử dụng thành thạo trong học tập và giao tiếp hàng ngày.

[%Included.TAK12%]